Sách Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết (Chanrithy Him)

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    "
    Lần đầu tiên tôi gặp Chanrithy Him là sau khi mời cô đến nói chuyện tại trường Đại học của tôi về những kinh nghiệm cô đã trải qua với tư cách là một đứa trẻ sống sót dưới chế độ Khmer Đỏ, đã được cô miêu tả lại trong cuốn hồi ký được giải thưởng, Hành trình qua cánh đồng chết – Lớn lên dưới chế độ Khmer Đỏ. Kể từ đó Chanrithy và tôi đã trở thành bạn thân, cô cũng gắn bó với tổ chức phi lợi nhuận của tôi, Quỹ giáo dục Đông Dương của Mỹ (U.S. – Indochina Educational Foundation, www.usief.org mà một trong những sứ mạng của nó là giúp người Mỹ hiểu biết về Đông Nam Á, bao gồm Cambodia, Lào và Việt Nam). Chanrithy là một con người nồng ấm, dịu dàng và thiết tha với đầu óc tinh nghịch, hài hước. Cô yêu thương cuộc sống và có một tấm lòng bao dung hầu như ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Và điều đó thật thích hợp khi nhan đề cuốn sách sắp tới của cô, tiếp theo Hành trình qua cánh đồng chết, có tên là Linh hồn không tan vỡ. Vào tháng tư năm 1970, lần đầu tiên người Mỹ mới chính thức biết rằng chính quyền của họ đã mở rộng quy mô chiến tranh ở Việt Nam bằng cách xâm nhập vào nước láng giềng trung lập Cambodia. Đối với phần lớn người Mỹ, Cambodia là một “màn phụ” tăm tối của một cuộc chiến tranh không được ai tán đồng. Tuy nhiên đối với người Cambodia, cuộc leo thang xung đột bên trong lãnh thổ của họ đã đánh dấu cho buổi bắt đầu của sự kết thúc bất cứ cái gì tương tự như một xã hội công dân. Trong năm năm tiếp theo đó, Khmer Đỏ củng cố thế lực ở các tỉnh, rồi đưa hoạt động khủng bố vào thủ đô Phnom Penh và cuối cùng lật đổ chế độ thối nát một thời là đồng minh của Hoa Kỳ. Hành trình qua cánh đồng chết là một bài học lịch sử được kể lại từ một cái nhìn của kẻ sống sót, một kẻ chân thật với khát vọng của mình, và với lời hứa phải sống xứng đáng với những khổ đau mà mình phải chịu đựng khi còn là một đứa bé. Hồi ức của Chanrithy là một câu chuyện về lòng ngây thơ bị đánh mất, một cuộc đời bị vỡ nát, về sự huỷ diệt của một nền văn hoá và cũng là câu chuyện buồn đau, thương tâm, phẫn nộ, để giác ngộ, cảm hứng và, rất có thể, để biến đổi. Cuốn sách cũng còn là một lời nhắc nhở đau đớn và tỉnh táo về cái di hoạ mà nước Mỹ để lại ở Đông Nam Á, một món nợ sẽ không bao giờ trả được. Chanrithy Him nhớ lại “Suốt cả một thời thơ ấu bị chiến tranh chế ngự, tôi đã học cách để sống sót. Trong một xứ sở đối diện với đổi thay dữ dội, cốt lõi của tâm hồn tôi quyết định không bao giờ để cho những hoàn cảnh khủng khiếp lấy đi phần tốt đẹp trong tôi. Về mặt tinh thần, tôi cưỡng chống lại những sức mạnh mà tôi xem là những cái ác bằng cách làm người ghi chép, lặng lẽ quan sát người chung quanh, ghi chú trong tâm trí về những chuyện chung quanh mình. Rồi sẽ có một ngày nào đó tôi sẽ chia xẻ những ký ức đó, cất tiếng nói của tôi nói thay cho những đứa bé không thể tự nói cho chúng được. Tôi cũng cất tiếng nói cho cha mẹ, chị em, anh em và những thành viên khác trong gia đình đã chết, và cho những người mà những gì còn lại nằm trong các nấm mồ tập thể vô danh rải rác khăp Cambodia, mảnh đất vốn thật dịu hiền”. Cho đến khi người Việt Nam giúp giải phóng Cambodia vào năm 1979, đã có gần hai triệu người Cambodia đã chết vì bị Khmer Đỏ giết, vì đói, vì bệnh tật và vì làm việc quá độ. Từ một gia đình 12 người, chỉ còn năm đứa trẻ nhà Him sống sót. Chanrithy chỉ mới được mười sáu tuổi khi cô và các anh chị em cô di cư sang Hoa Kỳ để bắt đầu cuộc đời mới dưới sự bảo trợ của một người chú ở Portland, bang Oregon. Tôi có vinh dự được đóng một vai trò nhỏ trong việc mang câu chuyện của Chanrithy đến với độc giả Việt Nam, thông qua cầu nối là nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và công ty văn hóa Phương Nam. Tôi hiểu rằng Chanrithy biết ơn sâu sắc vì có cơ hội nói chuyện với các bạn, các độc giả Việt Nam của cô, nhân danh những đồng bào còn sống sót của mình và những người đã chết trong cuộc diệt chủng ở Cambodia. Nói cho cùng, chính Việt Nam đã nhanh chóng chấm dứt cuộc tàn sát man rợ của kỷ nguyên Khmer Đỏ trong khi phần còn lại của thế giới đang che mặt làm ngơ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...