Thạc Sĩ Hành động hỏi trong ca dao người Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Hành động hỏi trong ca dao người Việt
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 1
    3. Lịch sử nghiên cứu. 2
    4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu. 8
    5. Phương pháp nghiên cứu. 9
    6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án. 10
    7. Bố cục của luận án. 10
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11
    1.1 Hành động ngôn ngữ. 11
    1.1.1 Khái niệm 11
    1.1.2 Điều kiện sử dụng hành động ở lời 13
    1.1.3 Hành động ở lời trực tiếp - gián tiếp. 15
    1.1.4 Hành động hỏi 19
    1.2 Văn hóa giao tiếp và phép lịch sự. 22
    1.2.1 Văn hóa. 22
    1.2.2 Lịch sự. 25
    1.2.3 Hành động hỏi với văn hóa giao tiếp và phép lịch sự. 29
    1.3 Vài nét chung về ca dao người Việt 33
    1.3.1 Khái niệm về ca dao. 33
    1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của ca dao trữ tình người Việt 35
    Tiểu kết chương 1. 36
    Chương 2. PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH DẤU HÌNH THỨC HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT 38
    2.1 Tiểu dẫn. 38
    2.2 Đại từ nghi vấn. 40
    2.2.1 Hỏi về người (ai, người nào). 40
    2.2.2. Hỏi về vật, việc 45

    2.2.3 Hỏi về nguyên nhân, tình hình. 47
    2.2.4 Hỏi về số lượng (bao nhiêu, bao, mấy). 51
    2.2.5 Hỏi về thời gian. 55
    2.2.6 Hỏi về không gian. 58
    2.3 Phụ từ nghi vấn. 62
    2.3.1 Cặp có . không (hoặc có không); có . chăng. 62
    2.3.2 Cặp phụ từ có được . không hoặc có . đặng không. 64
    2.3.3 Cặp phụ từ đã . chưa. 65
    2.3.4 Cặp phụ từ còn không; còn . không; còn chăng. 66
    2.3.5 Phụ từ không, được không, đặng không. 67
    2.4 Quan hệ từ lựa chọn hay. 68
    2.5 Tiểu từ tình thái chăng. 70
    Tiểu kết chương 2. 72
    Chương 3. NỘI DUNG CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP ĐƯỢC THỰC HIỆN THÔNG QUA HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT 74
    3.1 Hỏi - thăm dò - làm quen. 74
    3.1.1 Hành động hỏi - thăm dò - làm quen ở mảng đề tài tình yêu nam nữ. 76
    3.1.2 Hành động hỏi - thăm dò ở mảng đề tài tình cảm vợ chồng. 83
    3.2 Hỏi - Thử tài, giao duyên. 85
    3.2.1 Đố về tri thức thực tế. 86
    3.2.2 Đố về tri thức sách vở. 90
    3.2.3 Đố về những sự vật, hiện tượng không có thực. 92
    3.3 Hỏi - Than trách. 93
    3.3.1 Hành động hỏi - than trách ở mảng đề tài tình yêu nam nữ. 94
    3.3.2 Hành động hỏi - than trách ở mảng đề tài tình cảm vợ chồng. 98
    3.4 Hỏi - giãi bày, bày tỏ. 100
    3.4.1 Hành động hỏi - giãi bày, bày tỏ trong mảng đề tài tình yêu nam nữ. 100
    3.4.2 Hành động hỏi - giãi bày, bày tỏ trong mảng đề tài tình cảm vợ chồng. 102
    3.5 Hỏi - chê, phê phán 104

    3.6 Hỏi - khuyên. 106
    3.6.1 Hành động hỏi - khuyên trong mảng đề tài tình yêu nam nữ. 107
    3.6.2 Hành động hỏi - khuyên trong tình cảm vợ chồng. 108
    3.7 Hỏi - khẳng định. 109
    Tiểu kết chương 3. 112
    Chương 4. PHÉP LỊCH SỰ THỂ HIỆN QUA HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT 114
    4.1 Lịch sự và nội dung giao tiếp. 114
    4.1.1 Lịch sự trong hành động hỏi - làm quen, thăm dò. 114
    4.1.2 Phép lịch sự trong hành động hỏi - thử tài, giao duyên. 129
    4.1.3 Lịch sự trong hành động hỏi - than trách. 134
    4.1.4 Phép lịch sự trong hành động hỏi - giãi bày. 137
    4.1.5 Phép lịch sự trong hành động hỏi - chê. 138
    4.1.6 Phép lịch sự trong hành động hỏi - khuyên. 140
    4.2 Lịch sự và cấu trúc biểu đạt của hành động hỏi trong ca dao. 141
    4.2.1 Sử dụng cấu trúc gián tiếp của hành động hỏi 141
    4.2.2 Sử dụng từ ngữ xưng hô và cách nói rào đón. 143
    Tiểu kết chương 4. 145
    KẾT LUẬN 148
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    So với các chuyên ngành khác của ngôn ngữ học như từ vựng học, ngữ âm học, ngữ pháp học thì ngữ dụng học là một chuyên ngành còn rất non trẻ. Hơn ba thập kỉ gần đây, ở nước ta, ngữ dụng học đã có những bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Đó là một chuyên ngành nghiên cứu gắn ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp của con người, trong đó hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất là hội thoại .
    Trong ngữ dụng học, hành động ngôn ngữ chiếm một vị trí đặc biệt. Nó là xương sống của bộ môn khoa học này. Để thấy hết vai trò của nó đã có ý kiến cho rằng bản thân cuộc sống dường như phần lớn là do các hành động ngôn ngữ tạo nên. Chính vì vai trò quan trọng của hành động ngôn ngữ, nên kể từ khi xuất hiện, lí thuyết về hành động ngôn ngữ đã được ứng dụng vào nghiên cứu nhiều lĩnh vực của hoạt động giao tiếp và đã mang lại những kết quả đáng kể.
    Ca dao là một thể loại văn học dân gian rất có giá trị trong kho tàng văn học của dân tộc ta. Từ lâu, ca dao Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng đến. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã giúp cho người đọc có được cái nhìn đa diện đối với ca dao. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học còn ít, trong đó, việc vận dụng lý thuyết về ngữ dụng học vào nghiên cứu văn học dân gian, cụ thể với thể loại ca dao vẫn là một vấn đề còn khá mới mẻ. Trước tình hình như vậy, việc vận dụng lí thuyết về hành động ngôn ngữ, cụ thể là hành động hỏi, vào nghiên cứu ca dao sẽ có những đóng góp mới cho việc nghiên cứu về ca dao người Việt.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn: “Hành động hỏi trong ca dao người Việt” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở lí thuyết ngữ dụng học, tiến hành nghiên cứu đề tài này, luận án nhằm mục đích: làm rõ các đặc điểm của hành động hỏi trong ca dao trên các phương diện: hình thức, nội dung, văn hóa ứng xử, trong đó nổi bật là phép lịch sự.
    3. Lịch sử nghiên cứu
    Theo Đỗ Hữu Châu thì trong lịch sử ngôn ngữ học, chưa từng có một chuyên ngành ngôn ngữ học miêu tả đồng đại nào lại lôi cuốn được nhiều nhà ngôn ngữ học vào vòng xoáy của mình trong một thời gian ngắn như ngữ dụng học.
    3.1. Trên thế giới, ngữ dụng học xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XX gắn với hàng loạt công trình nghiên cứu có đề cập đến hành động ngôn ngữ của các tác giả như: J.L. Austin (1962, How to do thing with words), J.R. Searle (1969, Speech Acts), Vender (1972), Katz (1977), Ballmer và Brenestuhl (1981), Weirzbicka (1987, English Act Verbs), George Yule (1996, Pragmatics), v.v.
    J.L. Austin, nhà triết học thuộc trường phái triết học “theo nội hàm” (intentionlist) là người đầu tiên đưa ra quan niệm về “hành động ngôn từ” (speech act). Ông đã trình bày quan niệm này tại trường đại học Harvard và những quan niệm này đã được in thành sách “How to do thing with words” năm 1962 sau khi ông mất. Ông đã phát triển một mệnh đề rất quan trọng “khi tôi nói tức là tôi hành động” (when I say, ( .) I do). Austin nhấn mạnh nói năng là một hành động giống như các hành động khác của con người, có điều đây là hành động được thực hiện bằng lời nói, nó gây ra biến đổi nào đó trong thực tế và ảnh hưởng đến đối tượng tiếp nhận.
    Là học trò của Austin, John Searle (1969) đã tiếp tục phát triển lí thuyết hành động ngôn từ của Austin. Trong cuốn sách rất nổi tiếng của mình (“Speech acts”), ông cho rằng cần phải xác lập cho được một hệ thống tiêu chí trước khi đưa ra kết quả phân loại các hành động ngôn từ. Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất là: Đích tại lời (illocutionary point), Hướng khớp ghép lời - hiện thực (direction of fit), Trạng thái tâm lí được biểu hiện, Nội dung mệnh đề.
    Quan điểm của J. L. Austin và J. R. Searle sau đó đã được nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển và ứng dụng vào thực tế nghiên cứu. ngôn ngữ.
    Ở Việt Nam, lí thuyết về ngữ dụng học đã được Đỗ hữu Châu giới thiệu trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học tập II - Nhà xuất bản Giáo dục, 1993 (Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán biên soạn).
    Công trình của Nguyễn Đức Dân: Ngữ dụng học tập I - NXB Giáo dục - 1998 đã nêu những cơ sở lí thuyết cơ bản về ngữ dụng học, trong đó có các vấn đề liên quan đến hành động ngôn ngữ.
    Tác giả Diệp Quang Ban và nhóm cộng sự đã biên dịch cuốn Dụng học của G.Yule (2003). Trong tác phẩm này, khi nghiên cứu về hành động ngôn ngữ và sự kiện nói, G. Yule cho rằng các hành động được thực hiện bằng các phát ngôn được gọi chung là hành động ngôn ngữ (speech acts), trong bất kỳ trường hợp nào, hành động được tạo ra bằng cách phát ra một phát ngôn cũng đều gồm ba hành động liên quan nhau: hành động tạo ngôn (locutionary act), hành động ngôn trung (illocutionary act) và hành động dụng ngôn (perlocutionary act).
    G. Yule cũng đi sâu nghiên cứu các phương tiện chỉ ra lực ngôn trung, phân loại hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp.
    Nguyễn Thiện Giáp với tác phẩm Dụng học Việt ngữ (2000) đã góp phần giải đáp nhiều vấn đề của lí thuyết ngữ dụng học khi ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt.
    Nguyễn Văn Hiệp (2008) trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp khi trình bày về nghĩa mục đích phát ngôn (một trong bốn cơ sở ngữ nghĩa của việc phân tích và miêu tả cú pháp câu tiếng Việt: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề, nghĩa mục đích phát ngôn) đã trình bày những vấn đề cơ bản về lí thuyết hành động ngôn từ của Austin, phân loại hành động ngôn từ.
    3.2. Trên đây là một số công trình lí thuyết về ngữ dụng học. Các công trình nghiên cứu về các vấn đề cụ thể của ngữ dụng học như các loại hành động ngôn ngữ ở Việt Nam cho đến nay cũng đã có khá nhiều, chủ yếu là các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ, tập trung vào các hướng sau:
    3.2.1. Nghiên cứu các hành động ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác hội thoại. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
    Cặp thoại điều khiển trong sự kiện lời nói điều khiển của Trịnh Thanh Hà [44]. Công trình đã xây dựng các biểu thức ngữ vi tương ứng với nhóm hành vi điều khiển, đồng thời nghiên cứu các thành phần mở rộng trong các phát ngôn điều khiển với tư cách là tham thoại dẫn nhập trong sự kiện lời nói điều khiển, đặc biệt đề cập đến các tham thoại hồi đáp cho tham thoại dẫn nhập trong các sự kiện lời nói điều khiển đồng thời nghiên cứu tham thoại tiền dẫn nhập và tham thoại kết thúc trong sự kiện lời nói này.
    Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời nói thỉnh cầu của Nguyễn Thị Vân Anh. Tác giả đã mô tả khái quát cấu trúc của biểu thức ngữ vi xin tường minh, nguyên cấp và 4 dạng của biểu thức ngữ vi xin gián tiếp. Đặt hành vi xin trong cặp thoại xin, luận án đã chỉ ra 7 dạng tham thoại tiền dẫn nhập mở đầu cho SKLN xin, 4 dạng hồi đáp tích cực, 4 dạng hồi đáp tiêu cực kết thúc SKLN xin. Hiệu quả của hành vi xin đối với thể diện của Sp1 và Sp2 cả về thể diện âm tính và thể diện dương tính, những biện pháp lịch sự mà Sp1 và Sp2 dùng để giảm bớt tính đe dọa thể diện của hành vi này cũng dã được xem xét khá kĩ trong công trình.
    Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn chào, cảm ơn, xin lỗi của Phạm Thị Thành [127]. Công trình đã miêu tả cụ thể, tỉ mỉ các biểu thức ngôn ngữ thể hiện trong các hành vi chào, cảm ơn, xin lỗi của người Việt.
    Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa) của Nguyễn Thị Hoàng Yến [160]. Trong công trình này, tác giả đã khái quát mô hình của các biểu thức ngữ vi chê tường minh, biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp, biểu thức ngữ vi chê gián tiếp. Tác giả đặt hành vi chê vào đơn vị hội


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tài liệu trong nước
    1. Diệp Quang Ban, (2004) Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
    2. Diệp Quang Ban, (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục.
    3. Nguyễn Nhã Bản, (2003), Cuộc sống của thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng ca dao người Việt, Nxb Nghệ An.
    4. Nguyễn Nhã Bản, Nguyễn Hoài Nguyên, (1995), “Nhát cắt thời gian trong tâm thức người Nghệ”, Ngôn ngữ, (số 4), tr. 65-67
    5. Chử Thị Bích, (2001), Hành vi cho tặng trong sự kiện lời nói cho, tặng, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN.
    6. Brown P. & Levinson S. C, (1987), Lịch sự: Một vài phổ niệm trong dụng ngôn”, Ngôn ngữ, văn hoá và xã hội - Một cách tiếp cận liên ngành (Người dịch: Vũ Thị Thanh Hương, Hoàng Tử Quân; hiệu đính: Cao Xuân Hạo, Lương Văn Hy, Lý Toàn Thắng - 2006), Nxb Thế giới.
    7. Hoàng Trọng Canh, (1995), “Một vài nhận xét bước đầu về âm và nghĩa từ địa phương Nghệ Tĩnh”, Ngôn ngữ, (số 1), tr. 31-46.
    8. Nguyễn Phan Cảnh, (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá - Thông tin.
    9. Ngô Văn Cảnh, (2000), “Các biểu thức ngữ vi của hành vi chào hỏi trong hát Phường Vải Nghệ - Tĩnh”, Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
    10. Phan Mậu Cảnh, (1998), “Bàn về phát ngôn đơn phần tiếng Việt” (khái niệm, phạm vi, phân loại”, Ngôn ngữ, số 1.
    11. Đỗ Hữu Châu, (1992), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Ngôn ngữ, (số 1), tr. 1-12; (số 2), tr. 6-13.
    12. Đỗ Hữu Châu, (2005), Tuyển tập, Tập I, Nxb Giáo dục.
    13. Đỗ Hữu Châu, (2005), Tuyển tập, Tập II, Nxb Giáo dục.
    14. Đỗ Hữu Châu, (2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục.
    15. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2007), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội.
    16. Hoàng Thị Châu, (1989), Tiếng Việt trên mọi miền đất nước, Nxb KHXH.
    17. Hà Châu, (1984), “Về một số quan điểm thẩm mỹ dân gian Việt Nam”, Văn học dân gian Việt Nam, số 1.
    18. Nguyễn Phương Chi, (2003), “Một số cơ sở của các chiến lược từ chối”, Ngôn ngữ, (số 8) (170), tr. 18-29.
    19. Nguyễn Văn Chiến, (1991), “Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (số 2), tr. 53-57.
    20. Mai Ngọc Chừ, “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”, Tạp chí văn học, số 2/ 1991.
    21. Mai Ngọc Chừ (1998), Văn hoá Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia, HN.
    22. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (tái bản lần thứ 3), Nxb Giáo dục.
    23. Nguyễn Cừ (Chủ biên), (2003), Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam. Nxb Văn học.
    24. Nguyễn Đức Dân, (1996), Lôgic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
    25. Nguyễn Đức Dân, (1998), Ngữ dụng học tập I. Nxb Giáo dục.
    26. Nguyễn Đức Dân, (2005), “Những giới từ không gian: Sự chuyển nghĩa và ẩn dụ”, Ngôn ngữ, (số 9) (196), tr. 42-50.
    27. Nguyễn Tiến Dũng, (2002), “Tìm hiểu một vài biểu thức tình thái gắn với tính lịch sự của nữ giới trong giao tiếp”, Ngôn ngữ, (số 3).
    28. Nguyễn Huy Dũng, (1999), Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình), Luận án TS Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    29. Hà Đan, (2006), “Từ chữ nghĩa trong ca dao, tìm một nét ứng xử trong truyền thống văn hoá người Việt”, Ngôn ngữ, số 12 (211), tr 58-62.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...