Tiểu Luận Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với ngành thủy sản ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam vượ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦUHiện nay, tự do hóa là xu thế chủ đạo trong thương mại quốc tế, theo đó các quốc gia cắt giảm và tiến tới xóa bỏ những rào cản thương mại, bao gồm quá trình cắt giảm thuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển. Tuy vậy không có nghĩa là các thị trường đã mở cửa hoàn toàn mà ngược lại, bảo hộ vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức mới, khó phát hiện hơn, dai dẳng hơn. Đặc biệt, nhiều thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới như: EU, Mỹ, Nhật, vv đang ngày càng áp dụng nhiều hơn hình thức bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào kĩ thuật (Technical Barrier to Trade-TBT) thông qua các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe. Là một quốc gia lấy chính sách xuất khẩu hàng hóa làm một trong các chính sách phát triển kinh tế chính, Việt Nam đã đang phải đối mặt với một thách thức lớn khi xuất khẩu các mặt hàng ra thị trường thế giới. Trong đó, thủy sản là mặt hàng thuộc nhóm xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, đem về nguồn lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp nhưng cũng không nằm ngoài nhóm đối tượng mà các hàng rào kỹ thuật hướng đến.
    Theo thống kê trong các báo cáo, hàng năm, xuất khẩu thủy sản nước ta đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Theo Vneconomy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2011 lên tới 5,6 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước - đây là cơ sở để giá trị xuất khẩu thủy sản cả năm 2011 giữ vững ở mức hơn 6 tỷ USD. Theo Bộ NN-PTNT, 3 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Thủy sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như EU, Mỹ, Nhật. Hiện nay, khi EU đang lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính thì Nhật trở thành một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, càng thâm nhập sâu vào thị trường Nhật thì giới xuất khẩu thủy sản Việt Nam càng gặp nhiều khó khăn hơn do các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là hàng rào kĩ thuật.
    Chính vì những lý luận trên, nhóm 18 đã lựa chọn đề tài “Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với ngành thủy sản ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam vượt qua những hàng rào này” để nghiên cứu và làm tiểu luận nhóm. Mục đích của tiểu luận là: phân tích những hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với hàng thủy sản để tìm ra các khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản; từ đó tìm kiếm một số giải pháp giúp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt nam sang thị trường Nhật Bản cũng như tăng uy tín với khách hàng (Nhật).

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 4
    NỘI DUNG . 6
    Chương 1. Lý luận hàng chung về hàng rào kĩ thuật. . 6
    1. Khái niệm 6
    2. Mục đích và xu hướng áp dụng 6
    2.1. Mục đích áp dụng . 6
    2.2. Xu hướng áp dụng . 6
    3. Các hình thức hàng rào kĩ thuật . 7
    3.1. Các tiêu chuẩn kĩ thuật . 7
    3.2. Quy định về kiểm dịch động thực vật 7
    3.3. Quy định về bảo vệ môi trường . 8
    3.4. Quy định về nhãn mác bao bì . 8
    Chương 2: Tổng quan về thủy sản ở Việt Nam 8
    1. Tình hình sản xuất thủy sản ở Việt Nam 8
    1.1. Khai thác thủy sản . 9
    1.2. Nuôi trồng thủy sản . 9
    2. Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên một số thị trường lớn 10
    3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản . 11
    3.1. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 11
    3.2. Cơ cấu xuất khẩu . 13
    Chương 3. Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản và tác động của nó tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam . 14
    1. Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản . 14
    1.1. Những nhận định tổng quan về hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản . 14
    1.2. Các hàng rào kĩ thuật đối với hàng thủy sản 15
    2. Tác động của hàng rào kĩ thuật đối với hàng thủy sản nhập khẩu của Việt Nam 20
    2.1. Tác động tích cực . 20
    2.2. Tác động tiêu cực . 21
    Chương 4. Một số giải pháp khắc phục hạn chế mà Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản gây ra cho thủy sản Việt Nam 23
    1. Một số giải pháp giúp tăng chất lượng thủy sản Việt Nam 23
    1.1. Đối với người nuôi trồng, khai thác . 23
    1.2. Đối với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu 25
    2. Một số khuyến nghị đối với nhà hoạch định chính sách và cơ quan hải quan 26
    2.1. Đối với nhà nước . 26
    2.2. Đối với cơ quan hải quan 27
    KẾT LUẬN . 28
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 29
    DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...