Tiểu Luận Hàng loạt bài tập nhóm kinh tế lượng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
    III. THU THẬP SỐ LIỆU
    IV. ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH
    V. KẾT LUẬN
    Chi tiết:
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI- Tỷ giá hối đoái (gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này được tính bằng một đồng tiền khác, thường được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này thì bằng một đơn vị đồng tiền nước kia. Ví dụ: tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ ngày 18/4/2013 là 20.875 VNĐ/USD.
    - Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới, nó sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn.
    - Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau đồng thời được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước.
    Với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái”, nhóm đề cập tới việc các yếu tố như lãi suất, lạm phát, sự chênh lệnh giữa tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Việt Nam và Hoa kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái, qua đó giúp mọi người có cái nhìn sâu hơn về tỷ giá hối đoái.
    II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1. Lý thuyết và thực tiễn:a) Khái niệm:- Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Ví dụ: USD/VND hay EUR/VND.
    - Tỷ giá hối đoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của thương mại quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản, hàng hoá không có biên giới quốc gia trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên lãnh thổ quốc gia phát hành ra nó.
    - Tỷ giá hối đoái cũng chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ. Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, tỷ giá có tác động ngược lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân hàng hóa trong nước và lưu thông tiền tệ,
    a) Các yếu tố ảnh hưởng:
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:
    - Các yếu tố ngắn hạn: hiệu ứng mua theo, tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư, khối lượng đặt lệnh, biến động giá vàng,
    - Các yếu tố dài hạn: lạm phát, lãi suất, can thiệp của ngân hàng trung ương,
    Ø Nhóm chúng tôi chỉ chọn 3 yếu tố cơ bản để xây dựng mô hình là: lãi suất cơ bản, chênh lệch lạm phát và chênh lệch GNI giữa Việt Nam và Mỹ.
    Ø Xét từng yếu tố:
    v Mức chênh lệch về lạm phát:
    o Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia. Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai yếu tố này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái.
    è Bởi vì tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các đồng tiền thay đổi. Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đốisẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái.
    o Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền (PPP- purchasing power parity). Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại.
    v Lãi suất:
    o Lãi suất là công cụ được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nôi tệ.
    o Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn. Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá.
    o Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.
    ð Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.
    v Chênh lệch thu nhập quốc dân giữa Việt Nam và Mỹ:
    Thu nhập quốc dân của một nước tăng lên hay giảm xuống so với nước khác, trong điều kiện các nhân tố khác không không đổi, sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.
    ð Tức là, chênh lệch thu nhập quốc dân sẽ tỷ lệ thuận với tỷ giá hối đoái.

    .
    I. Kết luận:
    1. .Kết luận rút ra từ mô hình
    Từ những kiểm định ở trên ta có thể rút ra một số kết luận sau:
    - Tỉ lệ lạm phát, Lãi Suất cùng với chênh lệch GNI giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái VND/USD.
    - Mô hình lựa chọn có phù hợp nhất định với lí thuyết kinh tế.
    - Tỷ lệ lạm phát, lãi suất giải thích được 89.5052% sự biến động của của tỷ giá VND/USD.
    - Mô hình ban đầu không có hiện tượng đa cộng tuyến.
    - Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
    - Mô hình không có hiện tượng tự tương quan nên không bị định dạng hàm sai.
    - Mô hình có bỏ sót biến Chúng ta có thể đưa thêm một số biến nữa vào mô hình để độ phù hợp của mô hình tăng lên, tuy nhiên làm như vậy mô hình sẽ phức tạp hơn, có thể sẽ có nhiều sai sót hơn gây khó khăn trong việc kiểm định .
    FKết luận
    Từ mô hình trên ta thấy vai trò to lớn của lãi suất, chênh lệch GNI giữa 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ đối với tỷ giá VND/USD và đồng thời lam phát là 1 vấn đề quan trọng cần phải được xem xét, quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Lạm phát càng cao dẫn đến việc đồng tiền càng mất giá, tác động xấu đến mọi mặt kinh tế nước ta.
    Lạm phát tăng có thể làm tỷ giá VND/USD tăng, lãi suất tăng sẽ làm cho VND/USD giảm, và chênh lệch GNI giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng làm tỷ giá VND/USD tăng theo.
    2. Ý nghĩa:
    - Sự biến động của tỷ giá VND/USD ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả. Dựa trên tỷ giá VND/USD, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của nước theo tiền tệ của một Mỹ. Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Chúng ta hãy cùng xem xét tình huống sau. Chẳng hạn khi tỷ giá VND/USD tăng, đồng nội tệ mất giá. Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước ta sẽ giảm đi tương đối trên thị trường Mỹ, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch vụ đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội địa. Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của nước ta. Khi tỷ giá VND/USD tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định. Chính vì vậy mà một số nước sử dụng chinh sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu.
    Ngoài ra, tỷ giá VND/USD tăng hay giảm còn có ảnh hường không nhỏ tới dòng vốn ngoại tệ lưu chuyển giữa 2 nước tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
    3. Mở rộng mô hình
    Ta thấy rằng tỷ giá VND/USD còn phụ thuộc vào những kỳ vọng về tỷ giá hối đoái trong tương lai, Sự can thiệp của nhà nước bằng các chính sách tỷ giá của 2 quốc gia.,, từ đó ta có thể khảo sát thêm để có kết quả chính xác cho mô hình phục vụ cho công tác dự báo cũng như công tác quản lý.
    4. Hạn chế
    - Do số lượng biến ít nên không phản ánh hết toàn cảnh của thị trường cũng như nền kinh tế 2 nước Việt Nam và Mỹ nên kết quả thu được có thể còn thiếu chính xác.
    - Do thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng bản cáo bạch, khả năng xử lý số liệu nên việc sử dụng các thông tin cũng như kỹ năng phân tích chưa cao.
    II. Tài liệu tham khảo và phụ lục:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...