Thạc Sĩ Hàng không Việt Nam - định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ đẦU
    ​​

    1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

    Tập đoàn kinh tế có vai trò rất quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta tập đoàn kinh tế đang được hình thành phù hợp với công cuộc đổi mới kinh tế. Ban đầu là việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh theo Quyết định số 91-TTg của Chính phủ trên cơ sở các Tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, tiềm lực mạnh. Theo đó, Chính phủ đã thành lập 18 Tổng công
    ty 91, hoạt động trong hầu hết các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, sau gần 10 năm hoạt động, các Tổng công ty 91 trong giai đoạn này còn nhiều điểm khác biệt so với các những đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế. Từ năm 2004 đến nay Chính phủ đã chuyển đổi các Tổng công ty 91 theo 2 hướng. Thứ nhất, thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế ở một số Tổng công ty có điều kiện. đến nay đã có 08 tập đoàn được thí điểm thành lập là: Bưu chính viễn thông, Than khoáng sản, Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt, Công nghiệp tàu thủy, điện lực, Dầu khí và Công nghiệp cao su. Các tập đoàn này đang kiện toàn bộ máy tổ chức, bộ máy quản lý và chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế. Thứ hai, các Tổng công ty 91 còn lại chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con để phát triển thành tập đoàn kinh tế khi đủ điều kiện. Ngành hàng không dân dụng (HKDD) là ngành áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, có quy mô vốn lớn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh (SXKD). đối với ngành Hàng không Việt Nam (HKVN), ngày 27/05/1996 Chính phủ thành lập Tổng công ty HKVN theo mô hình Tổng công ty 91 tại Quyết định 322/Qđ-TTg trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp độc lập hoạt động kinh doanh trong ngành, do Vietnam Airlines làm nòng cốt. Tiếp theo, ngày 4/4/2003 Chính phủ đã thí điểm chuyển Tổng công ty HKVN sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại Quyết định 372/Qđ- TTg. Ngoài Cục HKVN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng không, ngành HKVN còn có các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động công ích (các Cụm cảng hàng không và Trung tâm quản lý bay) thực hiện chức năng đảm bảo cho hoạt động vận tải hàng không và một số đơn vị kinh doanh khác.
    Hiện nay cùng với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước đang thực
    thi chính sách vận tải hàng không nới lỏng hạn chế cạnh tranh, tiến tới tự do hóa bầu trời theo xu hướng chung của thế giới. Quá trình này một mặt đang tạo ra những cơ hội và triển vọng cho ngành HKVN nói chung và Tổng công ty HKVN nói riêng phát triển; mặt khác cũng làm cho cạnh tranh vận tải hàng không sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Với quy mô còn nhỏ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, các hãng hàng không của Việt Nam ngày càng phải đối mặt và cạnh tranh trực tiếp với các hãng và tập đoàn hàng không lớn trong khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó yêu cầu phát triển theo mô hình tập đoàn hàng không ở nước ta là hết sức cần thiết nhằm tăng cường sự liên kết, phân công, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành để cạnh tranh có hiệu quả với bên ngoài, tạo lợi thế do quy mô và địa vị trong các quan hệ thương mại. đây cũng là một trong những giải pháp để ngành HKVN nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết trên đây, tác giả chọn đề tài “Hàng không Việt Nam - định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế” làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.
    Hiện nay có nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ tập đoàn kinh tế như: Tập đoàn doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh . Tuy nhiên, theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp,
    đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, luận án xin sử dụng thuật ngữ “tập đoàn kinh tế”. Thuật ngữ này cũng phù hợp với thuật ngữ chung trên thế giới về tập đoàn kinh tế hàng không.

    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

    Xuất phát từ nhu cầu hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta, trong thời gian qua đã có một số nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu về
    tập đoàn kinh tế. Khái quát về những nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài như sau:
    - Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam (1996) của
    GS.TS. Nguyễn đình Phan và các tác giả. Nội dung chủ yếu là trình bày những cơ
    sở lý luận chung về tập đoàn kinh doanh, những nhận xét ban đầu về mô hình kinh
    tế này, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm đảm bảo cho mô hình này ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, các tác giả còn giới thiệu một số mô hình tập đoàn kinh doanh ở một số nước thuộc các khu vực trên thế giới và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những mô hình đó.
    - Những giải pháp cơ bản nhằm hình thành và phát triển tập đoàn kinh doanh Việt Nam hiện nay (1999) - Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Bích Loan. Nội dung chủ yếu là nghiên cứu trực trạng một số mô hình kinh doanh cũng như định hướng thành lập tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam để đề ra các giải pháp cơ bản đảm bảo sự hình thành và phát triển tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam.
    - Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2002) của
    GS.TSKH. Vũ Huy Từ và các tác giả. Nội dung chủ yếu là trình bày cơ sở lý luận
    và kinh nghiệm thế giới về tập đoàn kinh tế; đánh giá thực trạng các Tổng công ty nhà nước; đồng thời đề ra mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam và các giải pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước để hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
    - Tập đoàn kinh doanh – nhu cầu hình thành và phát triển ở Việt Nam (8/2003) - đề tài nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Nội dung chủ yếu là làm sáng tỏ lý do và ý nghĩa của việc thành lập tập đoàn kinh doanh và kiến nghị cơ chế, chính sách hình thành và phát triển tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam.
    - Tập đoàn kinh doanh – Liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn – kinh nghiệm của Trung quốc - Hội thảo khoa học do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức tháng 9/2003 dưới sự hỗ trợ của dự
    án VIE 01/012. Nội dung chủ yếu là trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế trong quá trình đổi mới nền kinh tế Trung Quốc, từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam.
    - đề án hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên cơ sở Tổng công ty nhà nước - Hội thảo khoa học do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức tháng 12/2003 dưới sự hỗ trợ của dự án VIE 01/025. Nội dung chủ yếu là lấy ý kiến rộng rãi về nội dung của đề án hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên cơ
    sở các Tổng công ty nhà nước.
    - Tập đoàn kinh tế - các vấn đề thực tiễn và đề xuất chính sách - Hội thảo khoa học do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức tháng 5/2005. Nội dung chủ yếu là tiếp tục làm rõ các đặc điểm, bản chất của một tập đoàn kinh tế; từ
    đó đề xuất định hướng hình thành và phương pháp hình thành các tập đoàn, các cơ chế, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện đối với các tổng công ty có tiềm năng hoặc đang có dự kiến chuyển thành các tập đoàn kinh tế.
    - Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam (2005) của TS. Trần Tiến Cường và các tác giả. Nội dung chủ yếu là tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế từ khu vực DNNN, phân tích đánh giá cơ hội và thách thức đối với Tổng công ty nhà nước khi phát triển theo hướng tập đoàn kinh tế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chính sách cho quá trình hình thành tập đoàn kinh tế trên cơ sở Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam. Những nội dung này được tập hợp từ những nghiên cứu trong khuôn khổ dự
    án “Hỗ trợ nghiên cứu về tập đoàn kinh tế” do Chính phủ Việt Nam và Chính phủ
    Úc tài trợ trong khuôn khổ của Quỹ CEG và do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thực hiện.
    - Mô hình tổ chức và quản lý tập đoàn kinh doanh trên thế giới (8/2005) - Bài viết trên Tạp chí tài chính doanh nghiệp của đoàn Tất Thắng. Nội dung chủ yếu
    là khái quát về những đặc trưng của tập đoàn kinh tế và giới thiệu một số mô hình cơ cấu tổ chức quản lý tập đoàn của một số nước tiêu biểu như: Mỹ, Nhật, Trung quốc
    - Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trở ngại thực tiễn và các gợi ý chính sách (10/2005) - Bài viết trên Tạp chí kinh tế phát triển của TS. Nguyễn Trọng Hoài và Ths.Võ Tất Thắng. Nội dung chủ yếu là nhận xét tiến trình hình thành tập đoàn kinh
    tế ở Việt Nam theo một khung lý thuyết cơ sở, từ đó gợi ý một số chính sách tác động đến quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế
    Tóm lại, nội dung của các nghiên cứu vừa qua chủ yếu là thống nhất nhận thức những vấn lý luận về tập đoàn kinh tế nói chung, kinh nghiệm tổ chức và xây dựng tập đoàn kinh tế của một số quốc gia thế giới, đồng thời đề ra phương hướng
    và các giải pháp về cơ chế, tổ chức, chính sách hỗ trợ để hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế ở nước ta dựa trên cơ sở các Tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn chưa nghiên cứu thực tiễn về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận án sẽ đi vào nghiên cứu để hệ thống và bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về tập đoàn kinh tế hàng không để từ đó ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam.

    3. Mục tiêu, nhiệm vụ và quy trình nghiên cứu

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là bổ sung và hệ thống những cơ sở lý luận
    và thực tiễn về tập đoàn kinh tế hàng không; đồng thời vận dụng để định hướng phát triển HKVN theo mô hình tập đoàn kinh tế. để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án cần nghiên cứu trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
    1) Tập đoàn kinh tế hàng không là gì và có những đặc điểm gì?
    2) Tập đoàn kinh tế hàng không có cơ cấu tổ chức và quản lý như thế nào?
    3) Con đường hình thành tập đoàn kinh tế hàng không như thế nào và để hình thành nó cần có những điều kiện gì?
    4) Các bước công việc và những nội dung nào cần phải thiết lập khi xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không?
    5) Những bài học kinh nghiệm nào của thế giới cần rút ra khi tổ chức và xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không?
    6) Thực tiễn hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt nam trong thời gian qua có những điểm tích cực và bất cập gì cần khắc phục cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt nam?
    7) Các điều kiện để hình thành tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
    8) Phương án nào được lựa chọn để xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không ở
    Việt Nam?
    9) Lộ trình xây dựng Tập đoàn hàng không ở Việt Nam như thế nào?
    10)Những giải pháp nào cần đặt ra để thực hiện thành công việc xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam?
    Từ mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu trên đây, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
    Thứ nhất, bổ sung và hệ thống cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) về tập đoàn kinh tế kinh tế hàng không.
    Thứ hai, nghiên cứu, phân tích thực tiễn hình thành tập đoàn kinh tế và các điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam.
    Thứ ba, vận dụng xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam. để xây dựng cơ sở khoa học về tập đoàn kinh tế kinh tế hàng không, trước hết cần dựa vào lý luận và thực tiễn về tập đoàn kinh tế nói chung
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích lịch sử, so sánh, hệ thống, tổng hợp, thống kê, mô tả, phân tích hồi quy, nhân tố và kiểm định.
    4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
    Trước hết, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để hệ thống và bổ sung cơ sở khoa học về tập đoàn kinh tế hàng không bằng việc phân tích lịch sử và hệ thống các cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế, đồng thời phân tích, mô tả thực tiễn hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Trong nội dung này, phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) được sử dụng để nghiên cứu một số tập đoàn kinh tế hàng không trên thế giới. Qua các dữ liệu thu thập, lý thuyết nền sẽ được sử dụng để bổ sung cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế hàng không (lý thuyết nền là lý thuyết được rút ra từ dữ liệu, mà những dữ liệu này được thu thập và phân tích một cách hệ thống trong suốt quá trình nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu, phân tích và khung lý thuyết được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau [10, tr.68]). Tiếp theo, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để phân tích các điều kiều kiện hình thành tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam qua việc sử dụng các phương pháp phân tích và mô tả để đánh thực trạng và môi trường kinh doanh của ngành HKVN. Trên cơ sở đó, luận án sẽ sử dụng phương pháp so sánh để thấy được những mặt đã đáp ứng hoặc chưa đáp ứng so với những đặc điểm và điều kiện hình thành của tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam. Cuối cùng, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nhận dạng và xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam qua thiết kế nghiên cứu mô tả nhằm xác định phương án, nội dung và lộ trình xây dựng.
    Dữ liệu phân tích trong phương pháp nghiên cứu định tính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, trong đó dữ liệu thứ cấp là chủ yếu. Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc quan sát các tập đoàn hàng không trên thế giới, các doanh nghiệp trong ngành HKVN và các dữ liệu định tính trong việc thảo luận với các chuyên gia. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các tài liệu, báo cáo khoa học về tập đoàn kinh tế; các tài liệu, báo cáo của các tập đoàn hàng không trên thế giới, của Cục HKVN, Tổng công ty HKVN
    4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
    Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm nghiệm, làm rõ các điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế hàng không và đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường vận tải HKVN. Dữ liệu sử dụng để phân tích trong nội dung này là dữ liệu sơ cấp, được thu thập qua điều tra lấy ý kiến chuyên gia. Bảng câu hỏi lấy ý kiến chuyên gia được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính về các điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế hàng không và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên thị trường vận tải HKVN, đo lường bằng thang đo likert. Mẫu được chọn theo theo tỷ lệ và có chủ ý. đối tượng lấy ý kiến là các chuyên gia, nhà quản lý trong Tổng công ty HKVN, Cục HKVN (cơ quan quản lý nhà nước), các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu và trường đại học. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp và gián tiếp qua e-mail. Qua việc xây dựng các giả thiết, các dữ liệu thu thập được sẽ phân tích qua phương pháp thống kê, mô tả, kiểm định trung bình, phân tích nhân tố và tương quan giữa các nhân tố qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.
    Phương pháp nghiên cứu định lượng còn được sử dụng để xây dựng mô hình dự báo thị trường vận tải HKVN dựa trên thiết kế nghiên cứu nhân quả nhằm xác định mối quan hệ giữa vận tải HKVN với quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dân số. Kết quả dự báo thị trường là căn cứ để dự báo triển vọng phát triển của ngành HKVN, quy mô của Tổng công ty HKVN, làm cơ sở cho việc xây dựng Tập đoàn hàng không ở Việt Nam. Dữ liệu sử dụng để phân tích trong nội dung này là các dữ liệu thứ cấp ở dạng thời gian (time series) và theo bảng chéo (cross-section).
    Dữ liệu về thị trường vận tải HKVN được thu thập từ nguồn báo cáo hàng năm của Cục HKVN. Dữ liệu về quy mô GDP, dân số hàng năm được thu thập từ nguồn niên giám thống kê. Về thời gian, dữ liệu được thu thập trong 17 năm từ 1990 (từ khi nền kinh tế mở cửa) đến 2006. Qua việc xây dựng mô hình, giả thiết, các dữ liệu sẽ được phân tích qua phương pháp thống kê, mô tả và phân tích hồi quy, kiểm định lựa chọn mô hình thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Eveiws.
    5. đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tập đoàn kinh tế hàng không. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:
    - Về không gian, nghiên cứu được giới hạn trong ngành hàng không dân dụng (HKDD), trong đó tập trung vào nghiên cứu đề xuất cho ngành HKVN.
    - Về thời gian, nghiên cứu định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế cho ngành HKVN HKVN được giới hạn đến năm 2020.
    6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
    Như đã phân tích ở trên, việc hình thành và phát triển tập đoàn hàng không sẽ tăng cường sự liên kết giữa các hãng hàng không và các doanh nghiệp trong ngành HKVN nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa
    cả về mặt phát triển khoa học và giải quyết thực tiễn:
    - Về mặt phát triển khoa học, việc nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về tập đoàn kinh tế hàng không, đồng thời thiết lập mô hình dự báo tương quan giữa thị trường vận tải hàng không với GDP và dân số ở Việt Nam.
    - Về mặt quyết thực tiễn, sẽ vận dụng để dự báo thị trường vận tải hàng không ở Việt Nam; đồng thời ứng dụng lý thuyết xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam để xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam.
    Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn làm cơ sở cho việc xây dựng các tập đoàn kinh tế khác ở Việt Nam. Cuối cùng, đề tài nghiên cứu này sẽ bổ sung như một tài liệu tham khảo về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.
    7. Bố cục của luận án
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 44 bảng, 23 hình vẽ, đồ thị và được tổ chức thành 3 chương sau đây:
    Chương 1: Cơ sở khoa học về tập đoàn kinh tế hàng không.
    Chương 2: Thực tiễn hình thành tập đoàn kinh tế và các điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế hàng không ở Việt Nam.
    Chương 3: Xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...