Tài liệu hàng hóa công - dịch vụ công chứng

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    đề tài: phân tích hàng hóa công: dịch vụ công chứng

    phân tích đánh giá thực trạng tại Việt Nam




    II. Công chứng công tại Việt Nam

    1. Khái quát về công chứng

    Công chứng là hoạt động mang tính chất dịch vụ, đối tượng là các hợp đồng giao dịch. Đã nói đến hợp đồng thì Bộ Luật Dân sự quy định rất chặt chẽ. Muốn mua bán một tài sản, đặc biệt là bất động sản thì phải làm hợp đồng giao dịch (HĐGD) như thế nào thì mới có hiệu lực. Công chứng những hợp đồng này là công việc chuyên môn của các luật gia. Như vậy, công chứng bảo đảm cho sự an toàn pháp lý cho các bên trong HĐGD, góp phần cho sự kiểm soát của nhà nước.

    Theo Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8-12-2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực thì thẩm quyền công chứng, chứng thực của PCC ( Phòng công chứng ), UBND cấp huyện, UBND cấp xã được quy định cụ thể như sau:


    PCC có thẩm quyền công chứng: Hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài; Hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của PCC; Hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Bản dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại; Chữ ký của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở trong nước và ở nước ngoài, chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở nước ngoài; Nhận lưu giữ di chúc; Các việc khác do pháp luật quy định; Các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp huyện, trừ hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của UBND cấp huyện; Các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...