Tiểu Luận Hàn Phi Tử

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Bối cảnh lịch sử xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến nhiều nhất: Xuân thu và Chiến quốc. Thời Xuân thu (770 – 403 TCN) là thời kỳ suy tàn nhà Chu, là thời kỳ sinh sống của Lão Tử và Khổng Tử. Thời Chiến quốc (403 – 221 TCN) từ gần cuối đời Uy Liệt Vương tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất đất nước, đây là thời kỳ sống của Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN). So với thời Xuân Thu thì thời Chiến Quốc loạn lạc và bất ổn hơn về chính trị, nhưng lại phát triển hơn về kinh tế. Trong thời Xuân Thu thì công cụ sản xuất và khí giới chủ yếu bằng đồng. Sắt được bắt đầu dùng từ cuối thời kỳ này, và phổ biến hơn ở thời Chiến Quốc, do đó thúc đẩy việc mở rộng đất đai nông nghiệp, tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ đạo đức suy đồi, người ta chỉ tìm mọi cách để tranh lợi. Quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa truỵ lạc, chiến tranh kéo dài liên miên khiến cho đời sống của nhân dân thêm đói khổ cùng cực. Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức có sự chia rẽ về tư tưởng. “Một chủ trương muốn giữ lại chế độ cũ, chế độ phong kiến, tăng uy quyền cho thiên tử, bắt các chư hầu phải phục tòng”. “Một chủ trương đạp đổ chế độ cũ vì biết rằng nó không tồn tại bao lâu nữa, mà lập một chế độ mới”

    5. Vận dụng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử trong thực tiễn 5.1 Trong quản lý doanh nghiệp Thập kỷ 50 của thế kỷ này, quản lý khoa học “củ cà rốt cái gậy” của Taylor từng vang dội phương Tây. Đó là quản lý pháp trị điển hình. - Nhà quản lý là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch, trách nhiệm của họ là lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức công việc. ở những chỗ khác nhau, họ phải tập trung vào việc lên kế hoạch sản xuất, kiểm soát nguyên vật liệu, thủ tục hành chính và mọi chi tiết nhỏ nhặt có liên quan tới những công việc này. - Đối với mỗi loại công việc dù là nhỏ nhặt nhất đều có một "khoa học" để thực hiện nó, ông đã tập hợp, đã liên kết các mặt kỹ thuật và con người trong tổ chức. Ông cũng đã ủng hộ học thuyết con người kinh tế và cho rằng việc khuyến khích bằng tiền đối với người lao động là cần thiết để họ sẵn sàng làm việc như một người có tính kỷ luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...