Tài liệu Hán nôm học trong hệ thống giáo dục ở việt nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HÁN NÔM HỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

    1. Giới thiệu


    Trong nhiều năm qua, Hán Nôm học chưa bao giờ có một vị trí xứng đáng trong hệ thống
    giáo dục ở Việt Nam. Ngày nay, với sự tham gia của công nghệ thông tin và mạng
    internet vào các vấn đề đa ngữ (gồm cả chữ Nôm và chữ biểu ý), Hán Nôm học bắt đầu
    được đặt ra đồng thời với vị trí của nó trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Bài này ghi
    lại vị trí của các học giả cho rằng học chữ Hán Nôm để vận dụng tiếng Việt một cách
    chính xác, và chữ Hán Nôm là công cụ trong việc điển chế các danh từ chuyên môn. Bài
    này cũng khai triển trên vị trí đối tượng và phương tiện của chữ Hán Nôm. Vị trí đối
    tượng càng ngày càng rõ do có nhiều dữ kiện mới tìm thấy song song với việc chuẩn mã
    quốc tế chữ Hán Nôm. Các vị trí này cho phép chúng ta bắt đầu suy nghĩ về nội dung của
    ngành Hán Nôm học.1


    Trong bài này, chữ “Hán” trong từ “Hán Nôm” là chữ Hán có âm và nghĩa Hán Việt.
    Chữ “Nôm” trong từ “Hán Nôm” là chữ Hán và chữ Nôm có âm và nghĩa thuần Việt.
    “Hán Việt” là chữ Hán có âm và nghĩa mượn từ thời Đường, chữ, âm và nghĩa thay đổi
    theo lịch sử tiếng Việt. Từ Hán Việt là từ có một yếu tố Hán Việt, có cấu tạo Hán Việt,
    cấu nghĩa thuần Việt, ví dụ vôi hoá. Từ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
    cấu tạo thuần Việt, gồm các bộ phận có cấu tạo Hán Việt và thuần Việt . Tiếng Việt hiện
    đại dùng khoảng 70% từ Hán Việt, và trong khoa học dùng khoảng 90% từ Hán Việt. Báo
    Nhân dân dùng đến 90% từ Hán Việt. Cấu tạo Hán Việt là cách tạo từ mới, hiểu từ cũ, đa
    số là từ trừu tượng và phục tủng cách ráp nghĩa tiếng Việt.2 Không thể loại cấu tạo từ


    Hán Việt ra khỏi tiếng Việt.


    Vì chữ Hán Nôm là quốc ngữ trong khoảng 1.000 năm, và chữ la-tinh là quốc ngữ trong
    gần 100 năm qua, trong bài này chúng tôi sẽ dùng từ “chữ la-tinh” để gọi chữ quốc ngữ
    ngày nay và dùng “chữ Hán Nôm” để gọi chữ quốc ngữ trước đó. Sự “sao lãng” trong
    việc khai thác và sử dụng kho tư liệu Hán Nôm đồ sộ ở rải rác khắp nơi trong nước và
    trên thế giới kéo theo sự nghèo nàn của nhiều ngành nghiên cứu khoa học về Việt Nam,
    và kéo theo chính sự khó khăn trong công tác nghiên cứu Hán Nôm. Ngày nay, với việc
    mở rộng nghiên cứu thêm chữ Nôm Tày, Nùng, v.v., chữ Nôm Việt miền Trung, miền
    Nam,3 chữ Hán Nôm dùng trong các ngành khoa học tự nhiên, nhân văn, v.v. dùng để ghi


    lại âm thanh của những thứ tiếng giao tiếp với người Việt Nam trong lịch sử như tiếng
    hăm, Khmer, Thái, v.v., kho chữ Hán Nôm càng ngày càng lớn tưởng chừng không thể
    cạn. Điều này cho thấy chữ Hán Nôm không thể không là đối tượng nghiên cứu khoa học
    nghiêm chỉnh—chính là một đối tượng nghiên cứu không thể thiếu của Việt học. Sự hiện
    hữu của Hán Nôm học đòi hỏi phải có khoa Hán Nôm trong các đại học.


    Bài này khởi đầu cho thấy cấu tạo nội tại của chữ Hán Nôm có liên hệ mật thiết với cấu
    tạo tiếng Việt, và chính mặt chữ cũng “ghi” lại tri thức phương ngữ ở Việt Nam qua
    nhiều giai đoạn lịch sử. Chữ Hán Nôm lả phương tiện không thể thiếu được của Việt
    học. Không thề “phiên dịch” chữ Hán Nôm ra chữ quốc ngữ la-tinh để làm rõ cấu tạo, âm
    và nghĩa chứa trong mặt chữ Hán Nôm.


    Vì tiếng Việt không thể thiếu từ Hán Việt và các khái niệm cấu tạo tiếng Việt, nhất là cấu
    tạo chính xác các từ khoa học và các từ trừu tượng, việc học Hán Nôm ở mức giới thiệu
    cơ bản nhất ở cấp phổ thông là cần thiết, có thể nhờ phân tích tự dạng chữ Hán Nôm, với
    sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.


    Giả định ta bỏ cả quá khứ, bỏ hẳn 1.000 năm kho tàng Hán Nôm, để sử dụng đúng và
    chính xác tiếng Việt, liệu nền giáo dục Việt Nam có thể bỏ qua Hán Nôm học?


    2. Ngôn ngữ và chữ Hán Nôm


    Ngôn ngữ là công cụ trao đổi và chuyển tải tri thức đặc biệt của con người. Có tác giả
    cho rằng ngôn ngữ là bẩm sinh, đặc thù của loài người, khác hẳn các sinh vật, cầm thú,
    động vật khác. Người ta chuyển tải tri thức bằng cách nói, hay phát âm bằng miệng. Âm
    thanh phát từ miệng một người truyền sang tai người khác nghe. Con người sáng tác ra
    chữ viết để nối dài khả năng chuyển tải thông tin, từ tai sang mắt (hay xúc giác, như chữ
    Braille cho người mù), trên mặt phẳng hai chiều. Từ đó, chữ viết ghi lại mọi tri thức tiềm
    tàng trong ngôn ngữ, và đưa việc trao đổi tri thức lên một tầng mô thức mới, cao hơn và
    trừu tượng hơn. Có thể nói, chữ viết ghi lại tiếng nói của một dân tộc, và đương nhiên là
    một cấu phần nền tảng văn hoá của dân tộc ấy, và tự nó là hiện thân của nền văn hoá ấy.


    Chữ viết nói chung có tuyến tính, như tiếng nói, biểu diễn bằng hình ảnh, các âm tiết nối
    nhau thành chuỗi. Chữ viết, như tiếng nói, cũng có cấu trúc, và chính cấu trúc ấy tải
    nghĩa. Chữ viết, như tiếng nói, kết hợp các loại đơn vị: tiếng, từ, câu, đoạn, v.v. thành
    thông tin. Riêng chữ viết có thêm một đơn vị hình ảnh thị giác của tiếng hay từ, gọi
    chung là mẫu tự. Con người dùng mẫu tự để đánh vần.4 Ta có thể coi đánh vần bộc lộ


    cách con người “nghĩ” về các mẫu tự—mẫu tự là đơn vị tâm lý của chữ viết—và cách các
    mẫu tự ấy kết thành chữ. Ví dụ, người Việt Nam đánh vần chữ lời
    như sau:


    Chữ la-tinh:
    (1) [ơ i ơi] lờ ơi lơi huyền lời
    (2) lờ ơ lơ i lơi huyền lời
    Chữ Hán Nôm lời:
    (3a) lời → khẩu trước trời
    (3b) trời → thiên trên thượng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...