Chuyên Đề Hạn chế tác động tiêu cực của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế việt nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Cùng võìi vốn đầu tư trực tiếp (FDI), dòng vốn ðâÌu tý gián tiếp nýõìc ngoài (FPI) ðang ðóng vai trò ngày càng quan trọng ðôìi võìi nền kinh tế thế giõìi nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán có ý nghĩa quan trọng ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Đối với một nền kinh tế, FPI là nguồn cung vốn lớn với tốc độ nhanh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Đối với thị trường chứng khoán, FPI làm tăng tính thanh khoản và thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước. Còn các chủ thể phát hành chứng khoán sẽ thu được vốn (nếu chứng khoán phát hành lần đầu) hoặc gia tăng giá trị tài sản của công ty (nhờ giá cổ phiếu tăng). Bên cạnh những tác động tích cực sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài cũng khiến cho các nhà quản lý lo ngại không ít, bởi những tác động xấu mà nó có thể gây ra cho tổ chức phát hành, cho thị trường chứng khoán và cho cả nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dýòng cõ chế kiểm soát, ðiều tiết dòng vốn FPI vào và ra khỏi Việt Nam là vấn ðêÌ cấp bách và cần thiết trong bối cảnh sýò tham gia của các nhà đầu tư nýõìc ngoài trên thị trường chứng khoán gia tãng, ảnh hýõÒng ngày càng lõìn và trýòc tiếp ðêìn nền kinh tế Việt Nam.

    I. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
    1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài
    Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư của Việt Nam được thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006 quy định “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
    Như vậy, đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, hay thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giời. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính của nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp.
    Từ khái niệm trên ta có thể thấy, trong hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán; nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý. Một cách đơn giản hơn, FPI là đầu tư tài chính thuần tùy trên thị trường tài chính.
    2. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài
     Tính thanh khoản cao
    Do mục đích của FPI là tỷ suất lợi tức cao với một mức độ rủi ro nhất định (hoặc tỷ suất lợi tức nhất định với mức rủi ro thấp nhất) chứ không quan tâm đến quá trình sán xuất kinh doanh giống như trong phương thức FDI, cho nên NĐT nước ngoài sẵn sàng bán lại những chứng khoán mà họ đang nắm giữ để đầu tư sang thị trường khác hoặc chứng khoán khác với tỷ suất lợi tức dự tính cao hơn, an toàn hơn. Tính thanh khoản cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này trở thành khoản mục đầu tư ngắn hạn mặc dù cố phiếu được coi là chứng khoán dài hạn và nhiều loại trái phiếu giao dịch trên TTCK có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm.

     Tính bất ổn định
    Mục tiêu của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp là tỷ suất lợi tức cao mà không quan tâm đến quá trình kinh doanh sản xuất. Vì vậy, các nhà đầu tư luôn có xu hướng thay đổi các chứng khoán hoặc tài sản mình đang sở hữu, nhằm tìm kiếm mức lợi tức cao nhất họ có thể đạt được với độ rủi ro thấp nhất. Việc này dẫn tới tính mất ổn định của dòng vốn FPI. Sự bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó làm cho thị trường tài chính nội địa hoạt động năng động và hiệu quả hơn, vốn đầu tư không ngừng được phân bổ lại, dịch chuyển từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh, những ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính và dễ xảy ra tình trạng mất ổn định trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với những nước có thị trường tài chính mới hình thành, còn non kém, chưa sẵn sàng với những biến đổi đột ngột và bất ngờ như thị trường tài chính Việt Nam.
     Tính dễ đảo ngược
    Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FPI thực sự gây tác động xấu đến nền kinh tế và là hệ quả tất yếu của tính bất ổn định. Chỉ trong một thời gian ngắn, luồng vốn FPI có thể chuyển sang một thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Kinh nghiệm khủng hoảng kinh tế tài chính của Châu Á vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 đã cho thấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuất hiện các khoảng trống khó bù đắp, hậu quả là những nền kinh tế bong bóng nhanh chóng bị sụp đổ, gây hậu quả to lớn, khó có thể khắc phục được trong ngắn hạn.
    3. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
    Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của các doanh nghiệp, của Chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát hành trên thị trường tài chính (TTTC).
    Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
    Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào các nước tồn tại dưới các loại quỹ hoặc các công ty tài chính dưới một số dạng như:
     Quỹ tương hỗ
    Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khoán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu tư không thành công.
     Quỹ trợ cấp và hưu bổng
    Được thành lập để tạo nguồn thu nhập cho những người về hưu và không còn khả năng làm việc. Các quỹ này nhận tiền đóng góp của công nhân, chủ doanh nghiệp và sử dụng nguồn ngân quỹ có được đầu tư vào cá loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, đầu vào cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Các loại quỹ này thường có quy mô nhỏ do đó việc đầu tư bị hạn chế.
     Công ty bảo hiểm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...