Luận Văn Hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Hà Nội

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài.Hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Với tư cahcs là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, khi thương mại quốc tế càng phát triển th́ mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Từ đó nảy sinh ra nhiều phương thức thanh toán thuận tiên và an toàn cho cả hai bên như: Nhờ thu, đổi chứng từ trả tiền sau, ghi sổ, tín dụng chứng từ Trong những phương thức này th́ tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng răi và phổ biến nhất hiện nay. Bởi phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ lệ sử dụng cao hơn cả, do cân bằng được lợi ích của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đem lại sự thành công cho các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển
    Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra khá ưu việt và phù hợp với quan hệ thanh toán song nó không phải là phương thức tránh được mọi rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối. Thực tế cho thấy, khi các bên ngân hàng hay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đă gặp nhiều khó khăn khi phát sinh những rủi ro trong việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Do vậy, việc phát hiện các hạn chế và hoàn thiện các biện pháp nhằm pḥng chống rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những mối quan tâm thường xuyên của mỗi ngân hàng và cả các doanh nghiệp.
    Sau một thời gian học tập cũng như nghiên cứu thực tiễn tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Vietcombank, em đă mạnh dạn chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Hà Nội” cũng chỉ với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai tṛ của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong nền kinh tế, luận giải có hệ thống cơ sở lư luận và thực tiễn, các nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong phương thức thanh toán này. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. Bên cạnh đó, bản thân là sinh viên khoa ngân hàng em thấy đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, tuy nhiên cũng chứa đựng nhiều rủi ro nên muốn đi sâu vào t́m hiểu nhằm xác định và hạn chế rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
    2. Mục đích nghiên cứu- Nghiên cứu rủi ro , hậu quả của rủi ro và những nhân tố tác động rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ .
    Đánh giá thực trạng rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động tahnh toán TDCT tại VCB Hà Nội.
    - T́m hiểu, nghiên cứu những biện pháp pḥng ngừavà hạn chế rủi ro đă sử dụng trong hoạt động thanh toán TDCT tại VCB Hà Nội.
    - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lư luận cơ bản về phương thức thanh toán TDCT,rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT
    - Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại VCB Hà Nội trong những năm gần đây, cụ thể là từ 2008- 2010

    4. Phương pháp nghiên cứu:Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích thống kê, s sánh để luận giải các vấn đề liên quan và được minh hoạ bằng các bảng, biểu, số liệu,

    5. Kết cấu khoá luậnNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ và nhận diện rủi ro
    Chương II: Thực trạng rủi ro và pḥng ngừa rủi ro tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội.
    Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong TTQT thưo phương thức thanh toán TDCT tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội.




    CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ NHẬN DIỆN RỦI RO
    1.1. Khái quát về thanh toán TDCT1.1.1. Định nghĩa tín dụng chứng từTheo điều 2, UCP 600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:
    “Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and there by constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation”.
    “Tín dụng chứng từ là một thoả thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hay mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất tŕnh phù hợp”.
    Trong các phương thức thanh toán khác (ứng trước và ghi sổ, nhờ thu), ngân hàng chỉ đóng vai tṛ là đại lư và giám sát mà không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào. Tuy nhiên trong phương thức tín dụng chứng từ, các ngân hàng đă tham gia tích cực và chủ động hơn nhiều.
    Rơ ràng với phương thức thanh toán này lợi ích cũng như rủi ro của tất cả các bên tham gia đều được dung hoà, cụ thể:
    -Đối với người hưởng lợi từ L/C (Beneficiary): Được NHPH đảm bảo thanh toán chắc chắn nếu xuất tŕnh bộ chứng từ phù hợp.
    - Đối với người yêu cầu mở L/C (Applicant): Được NHPH đảm bảo chỉ phải thanh toán khi nhận được một xuất tŕnh phù hợp.
    - Đối với ngân hàng: Cung cấp thêm cho khách hàng một phương thức thanh toán an toàn, mở rộng hệ thống ngân hàng đại lư, nâng cao uy tín cũng như địa vị trên thị trường quốc tế qua đó thu được những lợi ích về mặt kinh tế.

    1.1.2. Đặc điểm của phương thức thanh toán TDCT (L/C):a) L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:
    L/C thường bị lầm tưởng cho rằng nó là hợp đồng kinh tế ba bên, bao gồm: người mở L/C, ngân hàng phát hành L/C và người hưởng lợi từ L/C. Trên thực tế L/C là hợp độc kinh tế chỉ của hai bên là ngân hàng phát hành L/C và người hưởng lợi từ L/C. Mọi yêu cầu của người mở L/C được thể hiện thông qua một hợp đồng khác với ngân hàng phát hành là đơn mở LC. Theo đó tiếng nói của người mở không được thể hiện chính thức trong L/C mà thông qua sự đại diện của ngân hàng phát hành.
    Sự hiểu lầm này khiến cho các nhà xuất nhập khẩu hạ thấp vai tṛ của ngân hàng phát hành và có thể gây ra những rắc rối không đáng có.
    b) L/C độc lập với hợp đồng cơ sỏ và hàng hoá:
    Theo điều 4 UCP 600: “A credit by its nature is a separate transaction from the sale or other contract on which may be based. Banks are in no way concerned with or bound by such contract, even if any reference whatsoever to it is included in the credit.”.
    Như vậy dù được h́nh thành trên cơ sở của hợp đồng thương mại nhưng một khi được phát hành nó sẽ hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó.
    ICC cũng khuyến cáo ngân hàng phát hành nên có hành động cương quyết đề tránh người mở đưa vào L/C hoặc coi là một phần của L/C các hợp đồng thương mại.
    Việc yêu cầu đưa quá chi tiết vào L/C thường do người mở tin tưởng một cách sai lầm là họ có thể bảo vệ được chính ḿnh bằng cách làm đó. Thực ra, hiếm khi được như vậy (ngân hàng chỉ có thể thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu đối với các chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C). Đưa quá nhiều chi tiết vào L/C sẽ bất lợi cho cả hai phía. L/C càng dài, càng chi tiết th́ càng dễ bị lỗi, bị nhiễu điện, gây rối rắm, nhầm lẫn cho Người hưởng cũng như người mở và cả ngân hàng.
    c) L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:
    Các ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ chứ không phải bằng hàng hoá, dịch vụ hoặc thực hiện khác mà chứng từ có liên quan.Việc người thụ hưởng có được thanh toán hay không phụ thuộc vào việc họ xuất tŕnh chứng từ có phù hợp không. Khi xuất tŕnh phù hợp th́ ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người hưởng.
    Trong thực tế, để lập được một bộ chứng từ hoàn hảo là việc không hề dễ dàng, hơn nữa gianh giới giữa phù hợp và không phù hợp lại rất mong manh, tuỳ thuộc vào tập quán, tŕnh độ, quan điểm, động cơ của những người liên quan. Do đó L/C từ một công cụ thanh toán có thể bị lạm dụng để trở thành công cụ từ chối nhận hàng,từ chối thanh toán.
    d) L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:
    Bản chất của tín dụng chứng từ là chỉ giao dịch và thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ nên việc tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của bộ chứng từ là nguyên tắc hàng đầu. Để được thanh toán người thụ hưởng cần phải có một xuất tŕnh phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và điều khoản của tín dụng, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung của chứng từ.

    1.1.3. Các bên tham gia:a)Người yêu cầu mở (Applicant): là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ ḿnh phát hành một L/C và có trách nhiệm hoàn trả lại tiền cho ngân hàng phát hành số tiền mà ngân hàng đă thanh toán cho người hưởng, thanh toán các khoản chi phí phát sinh theo L/C.
    b) Người thụ hưởng (Beneficiary): là bên được hưởng lợi số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đă chấp nhận thanh toán theo L/C nếu thực hiện đúng những điều khoản trong L/C.
    c) Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc cho chính ḿnh và sẽ thanh toán cho người hưởng khi chứng từ xuất tŕnh phù hợp.NHPH thường được hai bên mua bán thoả thuận và qui định trong hợp đồng. Nếu không có sự thoả thuận trước đó, th́ nhà nhập khẩu được phép tự chọn NHPH.
    d) Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lư hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu.
    e) Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của ḿnh đối với một L/C theo yêu cầu hoặc theo sụ uỷ quyền của NHPH.
    f)Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng mà tại đó tín dụng có giá trị hoặc là bất cứ ngân hàng nào nếu tín dụng có giá trị tự do. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ giống như của NHPH khi nhận được bộ chứng từ. NHđCĐ có thể là: Ngân hàng xác nhận (Confirming bank), Ngân hàng trả tiền (Paying bank), Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), Ngân hàng chấp nhận (Accepting bank), Ngân hàng trả chậm (Defferred undertaking bank).
    g) Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): là ngân hàng được NHPH uỷ quyền thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định (ngân hàng này đă thanh toán hay chiết khấu cho người hưởng). Ngân hàng hoàn trả thường tham gia trong trường hợp giữa NHPH và NHđCĐ không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau.
    1.1.4. Qui tŕnh nghiệp vụ thanh toán L/C:
    [​IMG]

    Các bước trong quy tŕnh thanh toán L/C:
    (1) Hai bên mua bán kư kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C
    (2) Căn cứ vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ ḿnh, yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng.
    (3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ư, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lư hoặc chi nhánh của ḿnh ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
    (4) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà XK.
    (5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đă kư th́ tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp th́ đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.
    (6a), (7a) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và có thể xuất tŕnh tại NHPH , sau khi kiểm tra bộ chứng từ, ngân hàng này sẽ quyết định xem bộ chứng từ có được thanh toán hay không tuỳ thuộc vào sự phù hợp của chứng từ.
    (6b), (6b’) Nhà xuất khẩu cũng có thể xuất tŕnh chứng từ tại NHđCĐ nếu tín dụng có giá trị tại ngân hàng này, NHđCĐ có thể quyết định trả tiền ngay cho nhà nhập khẩu tuy nhiên điều này là không bắt buộc.
    (7b) và (7b’) NHđCĐ xuất tŕnh chứng từ cho NHPH và đ̣i hoàn trả, ngân hàng này lại kiểm tra chứng từ và quyết định có thanh toán cho bộ chứng từ này hay không.
    (8) NHPH đ̣i tiển nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đă nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

    1.1.5. Văn bản pháp lư điều chỉnh giao dịch L/C:Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan, các nguồn luật quốc gia, các thông lệ và tập quán quốc tế.
    Do có nhiều nguồn luật cùng tham gia điều chỉnh nên tŕnh tự ưu tiên về tính pháp lư theo thứ tự giảm dần được qui định như sau: Công ước và luật quốc tế, luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tê. Nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật th́: Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lư đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chấp pháp lư đối với luật quốc gia.
    Một số thông lệ và tập quán quốc tế do pḥng thương mại quốc tế (ICC) ban hành:
    - Quy tắc thống nhất và thực hành về Tín dụng chứng từ-Uniform customs and Practice for Documentary credits (UCP)
    Quy tắc thống nhất và thực hành về Tín dụng chứng từ là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được pḥng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm, của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP. UCP không chỉ điều chỉnh các ngân hàng mà c̣n điều chỉnh tất cả các bên liên quan đến giao dịch L/C.
    UCP được ICC ấn hành ấn bản đầu tiên vào năm 1933. Từ đó đến nay, bản UCP đă được sửa đổi và chỉnh lư 6 lần. Bản sửa đổi gần đây nhất cũng là bản đang được sử dụng phổ biến nhất là UCP 600 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2007).
    UCP ra đời với mục tiêu hướng dẫn thực hành, trên nguyên tắc tự nguyện và tự điều chỉnh, UCP ngày một hoàn thiện để trở thành một bộ quy tắc có giá trị thực tiễn nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của giới thương mại, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm.
    Tính chất pháp lư tuỳ ư của UCP: UCP là văn bản pháp lư có tính chất tuỳ ư, điều này có nghĩa là các bên tham gia có thề chọn hay không chọn UCP để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thư tín dụng. Tuy nhiên khi các bên tham gia đă thoả thuận áp dụng UCP bằng cách dẫn chiếu trên L/C th́ văn bản pháp lư này sẽ mang tính bắt buộc, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia. Tính chất pháp lư tuỳ ư của UCP được thể hiện ở các điểm chính sau:
    - Tất cả các phiên bản UCP đều c̣n nguyên giá trị, điều này có nghĩa là phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Do đó, khi dẫn chiếu UCP phải nói rơ áp dụng UCP nào.
    - Chỉ khi trong UCP có dẫn chiếu áp dụng UCP th́ nó mới trở nên có hiệu lực pháp lư ràng buộc các bên tham gia.
    - Các bên tham gia có thể thoả thuận trong L/C: Không thực hiện hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản qui định trong UCP đang áp dụng; Bổ sung những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập.
    - Nếu nội dung UCP có xung đột với luật quốc gia th́ luật quốc gia được ưu tiên vượt lên trên về mặt pháp lư. Điều này hàm ư phán quyết của toà địa phương có thể phủ nhận nội dung giao dịch bằng L/C.
    - Trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ các điều khoản của L/C, sau đó mới đến các điều khoản của UCP đang áp dụng.
    UCP dường như là một chuẩn mực hoàn hảo, tuy nhiên, mặt trái của UCP vẫn là một vấn đề muôn thuở: tranh chấp về tín dụng chứng từ phát sinh trong giao dịch hàng ngày. Điều đơn giản là thực tiễn muôn màu, muôn vẻ và biến đổi hàng ngày nhưng UCP vẫn là những nguyên lư cứng nhắc. Vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế tối đa những nhận thức chưa đúng, thiếu tính logic và áp dụng sai lệch UCP vào giao dịch L/C của những người thực hành. UCP, tự bản thân nó, chưa thể là một bộ quy tắc thực hành hoàn hảo tuyệt đối. Hiểu và áp dụng nó không đơn giản chỉ là máy móc hay quá linh hoạt mà phải trên nền tảng nắm đúng bản chất sự việc và khả năng xét đoán thông thường.
    - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế-International Standard Bank Practice for the examination of documentary credits (ISBP).
    ISBP là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, nó không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết và rơ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch L/C. Nhờ đó, ISBP đă làm cho những nguyên tắc chung quy định trong UCP và công việc hàng ngày của những người thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau.
    Cho đến nay đă có hai bản ISBP được ban hành là: Bản ISBP 645 năm 2003, cụ thể hoá UCP 500 và bản ISBP 681 năm 2007, cụ thể hoá UCP 600.
    Ngoài ra c̣n có một số văn bản khác cũng được ICC phat hành nhằm giải thích và làm rơ việc áp dụng và thực hiện UCP như: Bản phụ trương UCP về xuất tŕnh chứng từ điện tử-Supplement to the Uniform Customs and Practice for documentary credit for Electronic presentation (eUCP); Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C-Uniform Rules for bank-to-bank Reimbursements under documentary credit (URR); DOCDEX 577 (1997), giải quyết tranh chấp Tín dụng chứng từ; Tập quán thư tín dụng dự pḥng (ISP 98).
    Giao dịch L/C không chỉ được điều chỉnh bằng tập quán và thông lệ quốc té mà trước hết nó bị chi phối bởi luật pháp quốc gia.
    Có những quốc gia không có luật riêng về giao dịch chứng từ, danh mục các quốc gia này khá dài ( tại châu Á là Singapore, Indonesia, Nhật, Malaysia, Philipin, .; tại châu Âu là Đức, Pháp, Anh, Áo, Thụy Sĩ, .; tại châu Mỹ là Canada, Uruguay, Venezuela, .). Các quốc gia này chấp nhận hoàn toàn UCP trong giao dịch tại nước ḿnh.
    Bên cạnh đó có những quốc gia đă tự xây dựng cho ḿnh luật về tín dụng chứng từ riê ng biệt (hệ thống này gồm các nước phương Tây, Mỹ và một số nước phát triển ở các châu lục). Về cơ bản, luật của họ không trái với UCP.
    Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa nhận hoàn toàn và áp dụng tuyệt đối UCP trong thanh toán quốc tế (tín dụng chứng từ). Các NHTM nội địa, ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều tuân thủ quy định trên. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thông báo tuân thủ UCP 600 hiệu lực từ 01/07/2007. Cho đến nay UCP 600 được tất cả các ngân hàng được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế áp dụng nhằm hoà nhập vào mạng lưới thanh toán toàn cầu. Việt Nam chưa có các các quy định về xét xử tranh chấp theo Tín dụng chứng từ mà chủ yếu dựa vào Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng, . Các văn bản như vậy rất cần thiết không chỉ là cơ sở để ṭa án, Trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp mà c̣n bổ ích đối với ngân hàng, các đối tác giao dịch. Họ sẽ hài ḷng khi nghiên cứu trước quy định đó và không bị lúng túng khi phát sinh tranh chấp.

    1.2. Thanh toán quốc tế bằng L/C – nhận diện rủi ro:Trong hoạt động kinh doanh nói chung, ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhận, tuy nhiên ngân hàng thương mại lại là một ngành kinh doanh có những đặc thù riêng, chứa đựng nhiều rủi ro. Mối quan hệ của ngân hàng là rộng khắp với nhiều đối tượng, nghiều lĩnh vực, nganh nghề khác nhau trong xă hội, do đó mỗi rủi ro xảy ra trong ngân hàng có thể gây ra những tác động dây chuyền vô cùng lớn đến đời sống kinh tế xă hội. Điều này đă được chứng minh trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới và ngày nay vẫn đang là mối đe doạ thường trực với mỗi quốc gia. V́ vậy việc nhận thức các rủi ro và làm tốt công tác pḥng ngừa luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu cùng với mục tiêu về lợi nhuận.
    Trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ th́ ngân hàng là trung tâm của các mối quan hệ, do vậy những rủi ro mà nó gặp phải có thể gây tác động đến tất cả các bên tham gia tín dụng. Mặc dù tín dụng chứng từ tương đối an toàn với tất cả các bên tham gia nhưng không phải là không có rủi ro trong phương thức thanh toán này.

    1.2.1. Khái niệm rủi ro:Hiểu một cách nôm na rủi ro là khả năng một sự kiện không mong muốn, không thuận lợi có thể xảy ra dẫn đến sự mất mát hoặc hư hỏng.
    Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác nhau, những tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro c̣n được hiểu là những bất trắc ngoài ư muốn xảy ra trong quá tŕnh kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này th́ rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang lại những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể t́m ra những biện pháp pḥng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội, mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
    - Rủi ro trong ngân hàng là những bất trắc xảy ra trong quá tŕnh hoạt động kinh doanh gây ra những thiệt hại cho ngân hàng.
    - Rủi ro trong thanh toán L/C xảy ra khi quyền lợi của một trong các bên bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà c̣n phải hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá tŕnh thanh toán. Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với tất cả các bên tham gia vào tín dụng.

    1.2.2. Nhận diện rủi ro:1.2.2.1. Rủi ro cho người mở L/C (nhà nhập khẩu) – Applicant:
    Nhà nhập khẩu có thể gặp những rủi ro liên quan đến: Hàng hoá, biến động tỷ giá, ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán.
    a) Rủi ro liên quan đến hàng hoá:
    - Hàng hoá không được gửi đi: Hàng hoá có thể không được gửi đi bởi người xuất khẩu nhưng họ vẫn lập được một bộ chứng từ giả phù hợp với yêu cầu của L/C nhằm được thanh toán bởi ngân hàng mở L/C. Nếu ngân hàng phát hành không thể phát hiện ra được sự lứa đảo này của người thụ hưởng, họ sẽ quyết định thanh toán cho bộ chứng từ và đ̣i lại tiền từ nhà nhập khẩu. V́ ngân hàng chỉ làm việc trên cơ sở chứng từ, họ không thể và không có trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ nên khi rủi ro này xảy ra, người nhập khẩu sẽ là ngựi gánh chịu. Kể cả trong trường hợp ngân hàng phát hiện được chứng từ giả, người mở L/C có thể vẫn phải trả cho ngân hàng một khoản phí kiểm tra chứng từ và những thiệt hại của việc không thể bán hàng như dự tính.
    - Hàng hoá nhận được không đúng với quy định trong L/C: Hàng hoá có thể được giao thiếu và có phẩm chất kém mặc dù bộ chứng từ xuất tŕnh hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện trong tín dụng. Ngân hàng đă thực hiện đúng bổn phận của ḿnh là kiểm tra trên cơ sở chứng từ và quyết định thanh toán khi chứng từ phù hợp. Trong trường hợp này người mua hàng sẽ phải chịu thiệt hại trong doanh thu bán hàng.
    Rủi ro tương tự cũng xảy đến với nhà nhập khẩu khi hàng hoá đến muộn và họ không thể bán hàng ở giá cả đă dự tính ban đầu.
    - Hàng hoá có thể đến trước khi bộ chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành: Trong những t́nh huống như thế này, người mua có thể phải nhận hàng hoá bằng bảo lănh nhận hàng của ngân hàng mở L/C. Theo đó nhà nhập khẩu buộc phải thanh toán cho lô hàng đó cho dù bộ chứng từ không hoàn hảo. Rủi ro của nhà nhập khẩu là hàng hóa có thể không đạt yêu cầu nhưng vẫn được thanh toán.
    b) Rủi ro liên quan đến tỷ giá:
    Nếu như đồng tiền sử dụng trong L/C không phải là đồng nội tệ của nước người nhập khẩu, có thể sẽ có sự chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm L/C được mở (và/ hoặc thời điểm kư hợp đồng mua bán) và thời điểm thanh toán khiến người mở gặp bất lợi. Trong những trường hợp này, nếu như không có hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn để thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng th́ người mua có thể phải trả nhiều hơn giá cả dự tính ban đầu, điều mà khiến cho lợi nhuận của hợ bị giảm sút thậm chí có thể bị thua lỗ.
    Một hợp đồng mua ngoại tệ kư hạn có thể hạn chế rủi ro này cho nhà nhập khẩu.
    c) Rủi ro liên quan đến sự mất khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C:
    Khi ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, ngựi mở L/C có thể bị yêu cầu trả tiền cho người thụ hưởng mặc dù họ đă kư quỹ toàn bộ hay một phần giá trị tiền hàng theo tín dụng thư tại ngân hàng phát hành. Mức độ rủi ro cho nhà nhập khẩu phụ thuộc vào số tiền kư quỹ của họ.
    1.2.2.2. Rủi ro cho ngân hàng phát hành L/C – Issuing Bank:
    a) Rủi ro do người mở mất khả năng thanh toán:
    Đây là rủi ro hàng đầu mà ngân hàng phát hành phải đối mặt khi ngân hàng buộc phải thanh toán cho người hưởng mà không thể thu hồi vốn từ phía người mở L/C nếu trước đó ngân hàng không yêu cầu người mở kư quỹ hoặc chỉ kư quỹ một phần giá trị của tín dụng, v́ vậy có thể xem đây là một loại rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do đó khi mở L/C ngân hàng cần làm tốt khâu thẩm định, giám sát chặt chẽ giống như một quy tŕnh cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro này, ngân hàng nên yêu cầu sự bảo đảm từ phía người mở bằng việc kư quỹ toàn bộ giá trị tín dụng hoặc mở một tín dụng mà quyền kiểm soát hàng hoá thuộc về ngân hàng (quy định vận đơn kư phát theo lệnh của ngân hàng).
    b) Rủi ro lừa đảo:
    “Ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ, không liên quan đến hàng hoá hoặc các giao dịch khác” chính là một khe hở mà những đối tác không trung thực có thể lợi dụng để lừa đảo ngân hàng.
    Nhà xuất khẩu có thể giao hàng không đúng thoả thuận, hàng kém chất lượng, thiếu và thậm chí là hàng giả hay hoàn toàn không giao hàng nhưng bằng cách nào đó họ vẫn lập được một bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Vào thời điểm trả tiền, ngân hàng dựa vào chứng từ giao hàng, L/C và UCP để quyết định thanh toán. Ngân hàng mở mặc dù đă kiểm tra chứng từ với sự cẩn thận hợp lư nhưng vẫn không phát hiện ra được và quyết định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu ngân hàng không yêu cầu người mở kư quỹ 100% giá trị tín dụng th́ khi rủi ro xảy ra mặc dù ngân hàng sẽ được miễn trách nhiệm nhưng việc đ̣i lại tiền từ phía người nhập khẩu là rất khó khăn do họ không muốn hoặc không thể trả tiền trong khi không hề nhận được hàng. Thậm chí cơ hội đ̣i lại tiền của ngân hàng phát hành có thể gần như bằng không nếu như chính nhà nhập khẩu đă thông đồng với nhà xuất khẩu nhằm chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
    c) Rủi ro về mặt kỹ thuật nghiệp vụ:
    - Trong những trường hợp mà tồn tại mối quan hệ thân thiết, lâu bền giữa ngân hàng phát hành và người mở, giữa ngân hàng phát hành và ngựi hưởng, giữa người mở và người hưởng, ngân hàng phát hành thường dễ để cho sự tin tưởng dẫn đến sự lỏng lẻo khi thực hiện qui tŕnh thanh toán tín dụng.
    Từ khi mở L/C, ngân hàng có thể để khách hàng lợi dụng mối quan hệ thân thiết để yêu cầu đưa vào L/C những điều khoản bất lợi cho ngân hàng, chủ quan trong việc thu thập, phân tích thông tin, đánh giá t́nh h́nh hoạt động kinh doanh của khách hàng, không tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn trong kư quỹ L/C, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố. do nể nang khách hàng mà đồng ư tháo khoán tiền kư quỹ trước khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của ḿnh. Hay trong một số trường hợp khi doanh nghiệp không muốn nhận hàng đă đề nghị ngân hàng t́m bằng được lỗi của bộ chứng từ xuất tŕnh, trên tinh thần đó ngân hàng đă cố gắng t́m ra lư do để từ chối thanh toán trong khi bộ chứng từ có thể đă hoàn toàn phù hợp. Hành động này của ngân hàng không chỉ gây nên những thiệt hại về mặt kinh tế mà c̣n ảnh hưởng đến uy tín.
    Mặt khác, khi ngân hàng phát hành và người thụ hưởng hay người thụ hưởng và người yêu cầu mở L/C là những đối tác lâu năm, tạo nên những mối quan hệ tốt lành với độ tin tưởng gần như tuyệt đối, điều này có thể dẫn đến việc ngân hàng bỏ qua lỗi của bộ chứng từ và quyết định thanh toán mà không hề thông báo cho người mở. Chính hành động này của ngân hàng đă tự mang đến cho nó rủi ro và những rắc rối không cần thiết khi người mua hoàn toàn có quyền từ chối thanh toán lại cho ngân hàng.
    Vụ Eastern World Co. Ltd kiện Magura Chartered Bank Ltd là một bài học lớn cho các ngân hàng không những tại địa phương mà c̣n có giá trị trên b́nh diện quốc tế. Giao dịch tín dụng thư giữa hai đối tác thương mại được duy tŕ hơn 5 năm, tạo nên mối quan hệ tốt lành với độ tin tưởng gần như tuyệt đối. Điều này đă ảnh hưởng tới các hành động của Magura Chartered Bank trong việc kiểm tra và quyết định thanh toán tín dụng thư của khách hàng. Sự chủ quan đă dẫn đến hậu quả khó lường: Các nhà quản lư công ty đối tác của Eastern World Co. Ltd đang trong t́nh trạng nguy ngập về tài chính đă quyết định thực hiện một vụ lừa đảo và họ đă nhận được một khoản tiền theo tín dụng thư mà không mất đồng vốn nào cả. Được thanh toán mặc dù chứng từ không hoàn chỉnh, kẻ lừa đảo đă bỏ chạy, để lại một vụ tranh chấp giữa ngân hàng và người mở. Eastern World Co. Ltd đă kiện Magura Chartered Bank vi phạm các quy tắc của UCP, từ chối hoàn trả số tiền mà ngân hàng đă thanh toán cho người hưởng. Phán quyết của toà nghiêng về phía người mở và là bài học lớn cho Magura Chartered Bank Ltd và các ngân hàng khác.
    - Khi ngân hàng phát hành thực hiện các giao dịch với những đối tác trpmg quy tŕnh thanh toán L/C có thể sẽ xảy ra một vài sai xót do lỗi của thanh toán viên. Điều này là không thế tránh khỏi v́ các thao tác nghiệp vụ thanh toán quốc tế đều được thực hiện bằng tiếng anh, hơn nữa nó đ̣i hỏi các thanh toán viên phải am hiểu về quy tŕnh thanh toán, các thông lệ quốc tế về L/C, nắm vững nội dung của L/C, . Do vậy để hạn chế rủi ro này, các thanh toán viên cần phải luôn trau dồi kỹ năng, làm việc trên tinh thần cẩn trọng, bám sát quy tŕnh thanh toán. Hậu quả của những sai xót này phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí từ các đối tác của ngân hàng, từ đây có thể thây được việc củng cố mối quan hệ với khách hàng, mở rộng hệ thống ngân hàng đại lư là vô cùng cần thiết đối với ngân hàng.
    d) Rủi ro về nguồn ngoại tệ thanh toán:
    Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng không thể tự cân đối được nguồn ngoại tệ, đặc biệt với Việt Nam là một nước nhập siêu, có những khoảng thời gian nguồn cung ngoại tệ vô cùng căng thẳng, đặc biệt là giai đoạn cuối năm. Khi đến thời điểm trả tiển, ngân hàng phải tŕ hoăn do không có đủ ngoại tệ thanh toán cho người hưởng. Điều này sẽ khiến cho ngân hàng không những thiệt hại về mặt vật chất mà uy tín với đối tác quốc tế cũng bị giảm sút.
    1.2.2.3. Rủi ro cho người thụ hưởng L/C – Beneficiary:
    Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán tương đối an toàn đối với người hưởng nhưng nó không phải là hoàn toàn không chứa đựng chút rủi ro nào.
    - Rủi ro lớn nhất đối với nhà xuất khẩu việc thanh toán có thể bị từ chối bởi ngân hàng phát hành L/C do bộ chứng từ không đáp ứng được những điều kiện tín dụng, và/hoặc không được xuất tŕnh đúng hạn.
    Người hưởng có thể hạn chế rủi ro này bằng cách nghiên cữu tất cả các điều kiện của tín dụng một cách kỹ lưỡng ngay khi vừa nhận được. Họ cũng nên ngay lập tức yêu cầu sửa đổi L/C nếu phát hiện bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa L/C và hợp đồng mua bán, hoặc nếu như nhận thấy sự thoả măn các điều kiện của tín dụng gặp phải khó khăn.
    - Một rủi ro nữa của nhà xuất khẩu là họ có thể nhận được một L/C giả hoặc một L/C được phát hành bởi một ngân hàng không hể tồn tại. Nhà nhập khẩu thực chất là một kẻ lừa đảo, trong những trường hợp này L/C thường không được gửi qua ngân hàng mà sẽ đến thẳng tay của ngưởi thụ hưởng, v́ vậy khi nhận trực tiếp một L/C từ ngân hàng phát hành, người bán cần phải cẩn trọng, nên nhờ ngân hàng phục vụ ḿnh kiểm tra tính chân thực của L/C.
    - Nếu một tín dụng không được xác nhận, người thụ hưởng có thể gặp phải rủi ro quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở chính. Vấn đề phát sinh khi mà quốc gia đó ban hành lệnh cấm thanh toán ra nước ngoài, điều này khiến cho ngân hàng phát hành mặc dù không muốn vẫn phải tŕ hoăn việc thanh toán cho người xuất khẩu. Để tránh rủi ro này, người thụ hưởng nên yêu cầu một tín dụng thư được xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín đặt trụ sở tại nước ḿnh.
    - Những rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, sự thay đổi trong chính sách của các quốc gia (ban hành lệnh cấm xuất nhập khẩu) cũng có thể xảy ra với nhà xuất khẩu. Nếu hợp đồng không quy định miễn trách nhiệm cho nhà nhập khẩu khi những rủi ro này xảy ra th́ họ có thể sẽ phải đền bù thiệt hại cho bên nhập khẩu.
    1.2.2.4. Rủi ro cho ngân hàng thông báo – Advising Bank:
    Ngân hàng thông báo không cam kết bất cứ một nghĩa vụ thanh toán náo, v́ vậy nó không phải chịu rủi ro tín dụng. Nghĩa vụ duy nhất của ngân hàng thông báo là nếu nó chấp nhận làm theo chỉ thị của ngân hàng phát hành – kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C và thông báo nó cho người thụ hưởng.
    Theo đó một ngân hàng thông báo có thể sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù cho người thụ hưởng nếu ngân hàng đă thông báo một tín dụng giả mà không chứng minh được rằng nó đă làm việc một cách “cẩn thận hợp lư”.
    Tính chân thật bề ngoài của tín dụng có thể được kiểm tra bằng cách đảm bảo chữ kư đại diện của ngân hàng thông báo phù hợp với chữ kư mẫu của họ cho các ngân hàng đại lư trong trường hợp L/C được gửi bằng thư, xác minh khoá mă teskey nếu L/C được phát hành bằng điện Telex, hoặc xác minh swift code nếu L/C phát hành bằng điện SWIFT. V́ vậy, ngân hàng thông báo phải thận trọng quan tâm đến các L/C nhận được từ ngân hàng không có quan hệ đại lư, đặc biệt là từ ngân hàng không quen biết.
    1.2.2.5. Rủi ro cho ngân hàng được chỉ định – Nominated Bank:
    Ngân hàng được chỉ định không bắt buộc phải chiết khấu hay thanh toán cho người xuất tŕnh chứng từ v́ vậy nó không chịu những rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành hay người thụ hưởng. Tuy nhiên rủi ro sẽ phát sinh ngay khi ngân hàng này thực hiện chiết khấu (thanh toán) một bộ chứng từ xuất tŕnh phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng cho người thụ hưởng mà sau đó lại bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán do bất đồng về tính hợp lệ của chứng từ. Ngân hàng có thể quy đinh chiết khấu miễn truy đ̣i nhưng việc đ̣i lại tiền từ người xuất khẩu cũng vô cùng khó khăn và mất thời gian. Để hạn chế rủi ro này, ngân hàng được chỉ định cần phải xem xét thật kỹ càng trước khi quyết định chiết khấu một bộ chứng từ: từ ngân hàng phát hành là ai? Tư cách tín dụng của người thụ hưởng? Sự hoàn hảo của bộ chứng từ? .
    1.2.2.6. Rủi ro cho ngân hàng xác nhận – Confirming Bank:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...