Luận Văn Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu long - MHB Chi nhán

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu long - MHB Chi nhánh Miền Bắc

    MỞ ĐẦU
    Trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta xuất phát điểm từ một nước có nền kinh tế lạc hậu nghèo nàn về mọi mặt. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nó quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sắc.
    Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng - sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá cũng đã, đang vận động kịp thời để thích nghi với điều kiện mới. Hoạt động Ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. trong sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng hoàn thiện một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển bền vững.
    Đối với Ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%, đây là nghiệp vụ tạo ra khoảng 90% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Song rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng là rất lớn, nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, làm sai lệch đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản. Sự phá sản của ngân hàng là một cú sốc mạnh không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy đòi hỏi các Ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
    Thực tế cho thấy các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro đang áp dụng trong các ngân hàng thương mại hiện nay tuy đã được nhà nước, ngành ngân hàng, từng ngân hàng thương mại và nhiều tập thể, cá nhân quan tâm, dày công nghiên cứu, áp dụng nhưng vẫn chưa thực sự hữu hiệu, cần được nghiên cứu bổ sung thêm. Nghiên cứu về các giải pháp để hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại là nhằm bảo vệ nền tảng của hoạt động ngân hàng, bảo vệ những thành tựu của ngân hàng Việt nam trong gần 50 năm qua, bảo vệ niềm tin với khách hàng, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển ổn định, vững chắc, nâng cao vị thế của hệ thống ngân hàng Việt nam trên trường quốc tế.
    Chính vì vậy đề tài về các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã và đang rất được nhiều người quan tâm.
    Với các kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập ở trường, đặc biệt là trong thời gian thực tập thực tế tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - MHB chi nhánh Miền Bắc, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô, chú trong chi nhánh, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo TS Hoàng Xuân Quế, em mạnh dạn chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu long - MHB Chi nhánh Miền Bắc” để làm chuyên đề thực tập. Tuy nhiên, với thời gian và trình độ có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bản thân không tránh khỏi thiếu sót. Mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc.
    Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia làm ba chương:
    Chương I: Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thương Mại.
    Chương II: Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - MHB chi nhánh Miền Bắc
    Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - MHB chi nhánh Miền Bắc

    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo, TS Hoàng Xuân Quế đã trực tiếp hướng dẫn em, và các cô, chú, anh, chị công tác tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - MHB chi nhánh Miền Bắc, đặc biệt là các cán bộ, nhân viên phòng tín dụng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.


    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1. HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
    1.1.1 Khái niệm về NHTM.
    1.1.2. Hoạt động của NHTM
    1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
    1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
    1.1.2.3. Hoạt động trung gian
    1.2. VAI TRÒ CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ
    1.2.1. Đối với sản xuất lưu thông hàng hoá
    1.2.2. Đối với điều hoà lưu thông tiền tệ
    1.3. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
    1.3.1. Khái niệm và tính chất khách quan của rủi ro
    1.3.2. Các loại rủi ro của NHTM
    1.4. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
    1.4.1. Khái niệm
    1.4.2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
    1.4.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
    1.4.3.1. Phân loại nợ
    1.4.3.2 Các chỉ tiêu đo lường
    1.4.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
    1.4.4.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
    1.4.4.2. Nguyên nhân do khách hàng
    1.4.4.3. Nguyên nhân khác
    1.4.5. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
    1.4.6. Hoạt động xử lý rủi ro tín dụng của NHTM

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH MIỀN BẮC
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG -MHB CHI NHÁNH MIỀN BẮC
    2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MHB CHI NHÁNH MIỀN BẮC
    2.2.1. Năm 2006
    2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - MHB CHI NHÁNH MIỀN BẮC
    2.2.1. Nhận dạng các rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - MHB chi nhánh Miền Bắc
    2.2.2. Phân tích tình hình và thực trạng nợ quá hạn
    2.2.3. Phân tích tình hình nợ giãn và nợ khoanh
    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MHB CHI NHÁNH MIỀN BẮC
    2.3.1. Kết quả đạt được
    2.3.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại MHB chi nhánh Miền Bắc
    2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan
    2.3.2.2. Do hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước chưa cao
    2.3.2.3. Một số nguyên nhân khác
    2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng
    2.3.3 Kết quả thu hồi nợ quá hạn ở MHB chi nhánh Miền Bắc
    2.4. CÁC BIỆN PHÁP MÀ MHB CHI NHÁNH MIỀN BẮC ĐÃ ÁP DỤNG NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
    2.4.1. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ việc đào tạo cán bộ tín dụng
    2.4.2. Tăng cường công tác thu thấp và xử lý thông tin
    2.4.3. Các giải pháp về phân tán rủi ro
    2.4.3.1. Đa dạng hoá đối tượng đầu tư
    2.4.3.2. Cho vay đồng tài trợ
    2.4.3.3. Bảo hiểm tín dụng
    2.4.4. Các hình thức bảo đảm tiền vay
    2.4.4.1. Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay không có bảo đảm bằng tài sản
    2.4.4.2. Trường hợp cho vay vốn có đảm bảo bằng tài sản
    2.4.5. Các biện pháp xử lý nợ khó đòi
    2.4.6. Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - MHB CHI NHÁNH MIỀN BẮC
    3.1. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MHB CHI NHÁNH MIỀN BẮC
    3.1.1. Giải pháp trước mắt
    3.1.1.1. Giải pháp về nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng
    3.1.1.2. Giải pháp để hạn chế rủi ro (điều tiết và giám sát rủi ro)
    3.1.1.3. Giải pháp xử lý tín dụng
    3.1.1.4. Giải pháp khác
    3.1.2. Giải pháp chiến lược
    3.2. KIẾN NGHỊ VỚI HỘI SỞ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG LONG -MHB
    3.2.1. Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của ngành
    3.2.2. Chuẩn hoá cán bộ ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng
    3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR)
    3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CẤP, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN
    3.3.1. Xử lý thoả đáng những việc liên quan đến hợp đồng tín dụng
    3.3.2. Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng
    3.3.3. Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ
    3.4. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ
    3.4.1. Hoàn thiện môi trường pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng
    3.4.2. Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp
    KẾT LUẬN
    [​IMG]

     
Đang tải...