Thạc Sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Đắc Lắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài 1
    2.Lịch sử nghiên cứu 3
    3.Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 4
    4.Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 4
    5.Phương pháp nghiên cứu 5
    Chương 1: VĂN HOÁ VÀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ Ở TỈNH ĐẮK
    LẮK
    1.1.Quan điểm Mác xít về văn hoá và giá trị văn hoá 6
    1.1.1.Khái niệm văn hoá 6
    1.1.2.Giá trị văn hoá. 22
    1.2.Giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk 32
    1.2.1.Điều kiện nảy sinh và tồn tại của văn hoá dân tộc Êđê ở Đắk Lắk . 32
    1.2.2.Những nét đặc thù của văn hoá dân tộc Êđê ở Đắk Lắk . 39
    Chương 2:GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ Ở
    ĐĂK LẮK- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
    2.1.Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá Êđê ở Đắk Lắk hiện nay 52
    2.1.1.Thực trạng hoạt động của một số ngành chức năng đối với việc giữ gìn và phát
    huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk 52
    2.1.2.Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk
    Lắk hiện nay 68
    2.1.3.Nguyên nhân của những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá
    của dân tộc Êđê tại Đắk Lắk 93
    2.2.Những giải pháp cơ bản đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc
    Êđê ở Đắk Lắk 99
    2.2.1.Căn cứ để có giải pháp .99
    2.2.2.Giải pháp 101
    KẾT LUẬN . 109
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113


    1
    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    Văn hoá là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa bền vững. Nó luôn luôn tồn
    tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử. Trên chiều dài lịch sử
    ấy, bên cạnh những cái dở, cái lạc hậu lại có biết bao nhiêu những điều hay, điều tốt
    do chính bản thân con người sáng tạo ra. Những cái gì trong quá khứ mà ông cha ta
    đã tạo nên dù hay dù dở cũng có thể có mặt trong hôm nay và trong những gì sắp
    tới. Sẽ là sự may mắn của chúng ta nếu những gì tốt đẹp, tinh tuý của ông cha ta
    chọn lọc, mang theo mình và quyện vào trong một thời đại mới. Nhưng sẽ là nổi
    khổ và điều bất hạnh đối với chúng ta nếu những gì của quá khứ mà chúng ta bê
    nguyên xi không có chọn lọc để áp dụng vào hiện tại hôm nay.
    Lịch sử phát triển của loài người đang vào những năm đầu của thế kỷ XXI
    với nhiều mối quan hệ hữu cơ chằng chịt, tác động qua lại lẫn nhau, đan xen vào
    giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình phát triển của thế giới. Đặc biệt toàn
    cầu hoá được xem như là quá trình liên kết phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trên
    thế giới. Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh
    mẽ cuốn hút tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới vào quá trình quốc tế hoá mọi
    lĩnh vực của đời sống xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản vốn có của thế giới vẫn đang
    tồn tại và ngày càng diễn biến phức tạp. Điều đó dẫn đến một nguy cơ lớn dễ nhận
    thấy là mối đe doạ tiềm tàng về khả năng đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc đối với
    các nước có nền kinh tế chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, mặc dù nó cũng
    đem lại cho các quốc gia, dân tộc không ít những thuận lợi và cơ hội lớn.
    Trong thời đại ngày nay với vai trò sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp vô sản
    và quần chúng nhân dân lao động đã tự giác nắm lấy tất cả những gì tốt đẹp, những
    gì tinh tuý nhất của quá khứ, của hiện tại để làm phong phú và giàu đẹp cho sự
    nghiệp văn hoá của mình. Văn hoá cũng được xem như là “chứng minh thư” mà
    thiếu nó thì mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có nguy cơ đứng bên bờ vực thẳm của sự đánh
    mất hay tiêu tan chính bản thân mình. Vì vậy, văn hoá đóng một vai trò hết sức
    quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia, dân tộc “ văn hoá là nền tảng tinh thần 2
    của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời là một
    mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [9-51]
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc anh em) được phân bố đều
    khắp các vùng khác nhau của Tổ Quốc. Do đặc điểm và điều kiện, hoàn cảnh địa lý
    của tường vùng khác nhau dẫn đến hình thành các vùng văn hoá khác nhau. Trong
    các vùng văn hoá của Việt Nam, Đắk Lắk một tỉnh của Tây Nguyên là nơi tập trung
    một vùng văn hoá dân tộc đặc sắc của cộng đồng dân cư lâu đời. Nền văn hoá ấy
    ảnh hưởng sâu xa đến từng dân tộc, từng con người Đắk Lắk. Nó biểu hiện ở thế
    giới quan, nhân sinh quan, phong cách, tư duy lối sống, sinh hoạt, ứng xử .của con
    người. Vì sự vận động, biến đổi của thế giới luôn diễn ra không ngừng, điều đó
    không thể không ảnh hưởng đến văn hoá Đăk Lăk, đó là giá trị văn hoá của dân tộc
    Êđê ở Đăk Lăk. Hơn nữa, vấn đề quan trọng được đặt ra là không thể có bình đẳng
    dân tộc nếu không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Dân tộc Ê đê,
    một dân tộc bản địa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cùng với quá trình sinh sống và phát
    triển của mình dân tộc Êđê đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo, sâu sắc. Đó là
    trường ca Đam San với chàng Đam San mạnh mẽ không chịu khuất phục trước số
    phận và trước sức mạnh của thiên nhiên, là không gian văn hoá cồng chiêng cùng
    với những lễ hội kéo dài hàng tuần cùng với nó là những ché rượu cần làm ngây
    ngất lòng người, đó là chiếc Kpan dài được làm từ cây cổ thụ được đặt vào trong
    nhà sàn dành cho các nghệ nhân đánh chiêng khoe tài năng và sự khéo léo của
    mình.
    Thế nhưng một điều đáng buồn hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị
    trường, do ảnh hưởng mặt trái của nền văn hoá phương Tây; sự lợi dụng dân tộc và
    tôn giáo của các thế lực thù địch để phá hoại nền văn hoá dân tộc bản địa Đắk Lắk,
    nên đã nảy sinh lối sống hướng ngoại, phủ nhận văn hoá dân tộc, sống thực dụng,
    làm cho văn hoá các dân tộc bản địa Đắk Lắk đang đứng trước những thử thách
    nghiệt ngã và có nguy cơ mai một. Sự chi phối của đồng tiền đã làm thay đổi quan
    niệm về những giá trị văn hoá đó, những giá trị văn hoá đó đang bị xem thường,
    đang bị mai một dần theo thời gian không còn giữ được những giá trị nguyên sơ 3
    như nó vốn có. Một điều đáng buồn hơn nữa đó là một số người trong chính những
    cộng đồng đã tạo ra nó đã từ chối sự tồn tại của nó, đặc biệt là thế hệ trẻ của chính
    dân tộc Êđê đã không biết được những tập quán của mình. Cho nên, việc giữ gìn và
    phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mang tính thời
    sự, cấp bách, nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá, xây dựng và phát triển nền
    văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
    Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá
    của dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. ” cho luận văn Thạc sĩ của
    mình.
    2.Lịch sử nghiên cứu
    Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề văn hoá
    dưới các khía cạnh khác nhau:
    Có nhiều bài viết, công trình khai thác về mối quan hệ giữa văn hoá và phát
    triển: Trần Ngọc Hiên “ Văn hoá và phát triển-từ góc nhìn Việt Nam” NXB Khoa
    học xã hội, HN, 1993; Phạm Văn Đồng “Văn hoá và đổi mới” NXB Chính trị Quốc
    gia, HN,1998; Hoàng Trinh “Vấn đề văn hoá và phát triển” NXB Chính trị Quốc
    gia, HN,1996;
    Một số công trình, bài viết về văn hoá dưới góc độ triết học: Vũ Thị Kim
    Dung-cách tiếp cận vấn đề văn hoá theo quan điểm triết học Mác, tạp chí triết học
    số 11/1998; Vũ Đức Khiển- Văn hoá với tư cách một khái niệm triết học và vấn đề
    xác định bản sắc dân tộc của văn hoá, tạp chí triết học số 6/2000; Nguyễn Huy
    Hoàng “Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác, NXB Văn hoá thông
    tin, Viện văn hoá, Hà Nội, 2002.
    Các bài viết làm rõ tầm quan trọng của văn hoá trong nền kinh tế thị trường
    hiện nay như: Đặng Hữu Toàn-Vai trò của văn hoá trong sự phát triển lâu bền theo
    hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạp chí triết học số 2/1999; Đặng Quang
    Định-Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy
    mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạp chí Lý luận Chính trị sô 12/2001. 4
    Nhiều công trình viết về bản sắc văn hoá, dân tộc và bản sắc văn hoá các dân
    tộc thiểu số ở Việt Nam như: Trần Ngọc Thêm “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”,
    NXB.TP.HCM; Đỗ Huy- Trường Lưu “Bản sắc dân tộc của Việt Nam”, Viện văn
    hoá,1999; Huy Cận “Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc” NXB Chính trị QG,
    HN,1994; Ngô Văn Lệ “Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, NXB Giáo dục,
    HN, 1998; Ngô Đức Thịnh “ Văn hoá dân gian Êđê”, NXB Văn hoá dân tộc,
    HN,1992; Phan Đăng Nhật “Sử thi Êđê”, NXB khoa học xã hội, HN, 1991; Chu
    Thái Sơn “ Hoa văn cổ truyền Đắk Lắk”, NXB văn hóa dân tộc, HN, 1997; Y Thih-
    Trương Bi “ Truyện cổ Êđê” (tập 1,2), Sở văn hoá thông tin Đắk Lắk, 1983; Lê Huy
    Vũ “Lễ hội dân gian Êđê”, NXB văn hoá dân tộc, HN 1995.
    Nhìn chung các công trình chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống
    “Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk hiện nay”.
    Vì thế, việc nghiên cứu “vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê
    ở Đắk Lắk hiện nay” là một vấn đề cần được đi sâu làm rõ.
    3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1 Mục đích
    Nghiên cứu văn hóa dân tộc Ê-đê để nhằm đưa ra giải pháp giữ gìn và phát
    huy giá trị văn hóa dân tộc Ê-đê trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện
    nay.
    3.2 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Ê-
    đê.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hoá
    và giá trị văn hoá, luận văn làm rõ giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk. Đồng
    thời, vạch ra thực trạng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của
    dân tộc Êđê ở Đắk Lắk.
    4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần làm rõ giá trị và vai trò của giá trị văn hoá đối với đời
    sống của đồng bào Ê-đê đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ở Đắk
    Lắk nói riêng.
    5.Phương pháp nghiên cứu
    -Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp duy vật biện chứng - duy
    vật lịch sử; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp lôgic -lịch sử; phương
    pháp so sánh - đối chiếu.
    -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra; phương pháp
    phỏng vấn; phương pháp quan sát; phương pháp thống kê toán học và các phương
    pháp khác.
    6. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 2
    chương và 4 tiết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...