Tiểu Luận Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Gia đình là tế bào của xã hội. Cha, mẹ - người thầy đầu tiên, đóng vai trò và trách nhiệm quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nêu gương tốt, tạo những điều kiện tốt nhất có thể thì con cái mới có thể trở thành công dân có ích cho xã hội trong tương lai. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng ý thức được điều này, vẫn có nhiều phụ huynh không làm tròn trách nhiệm của mình, thậm chí còn lôi kéo, ép buộc con cái bước vào con đường phạm tội hay đối xử chưa đúng với con cái. Trước thực trạng đó, đã đặt ra vấn đề về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng”.
    NỘI DUNG
    I. Một số vấn đề về lý luận đối với việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên:

    Ngay từ khi xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, các nhà làm luật đã đặt ra vấn đề về việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Cụ thể, Điều 26 quy định: “Người cha, người mẹ nào bị xử phạt về một trong các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con chưa thành niên, ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa thành niên, thì có thể bị Toà án nhân dân quyết định không cho trông giữ, giáo dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diện cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Đối với người đã sửa chữa, Toà án nhân dân có thể rút ngắn thời hạn này. Người cha, người mẹ nói trên vẫn có nghĩa vụ đóng góp phí tổn nuôi dạy con”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...