Tiểu Luận Hạn chế những tác động tiêu cực của fdi và các giải pháp tăng cường thu hút fdi vào việt nam trong t

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ BÀI
    FDI có ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước nghèo hay các nước đang phát triển như nước ta, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới; tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp.
    Tuy nhiên, không nên chỉ lạc quan với các mặt tích cực FDI mang lại mà các nước nhận đầu tư/nước chủ nhà cũng luôn cần cảnh giác, tìm biện pháp để hạn chế các mặt tiêu cực song hành.
    Trước tình hình đó, chúng ta cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua. Trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra đồng thời hạn chế được các mặt tiêu cực để việc huy động và sử dụng vốn là hiệu quả nhất. Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu “Hạn chế những tác động tiêu cực của FDI và các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới”.
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
    1. Khái niệm về FDI
    Các quan điểm và định nghĩa về FDI được đưa ra tùy góc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế nên rất phong phú và đa dạng. Qua đó ta có thể rút ra một định nghĩa chung nhất như sau:
    “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình”.
    Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị ), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý ) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ ). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài.
    Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.
    2. Nguồn gốc và bản chất của FDI
    2.1 Nguồn gốc
    FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế, FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao.
    2.2 Bản chất của FDI
    - Có sự thiết lập về quyền sở hữu về Tư Bản của công ty một nước ở một nước khác
    - Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư
    - Có kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý
    - Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
    - Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế
    3. Phân loại nguồn vốn FDI theo hình thức đầu tư
    Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại nguồn vốn FDI như: phân loại theo cơ cấu các ngành kinh tế; phân loại theo vùng địa lý, lãnh thổ; phân loại theo bản chất đầu tư; phân loại theo tính chất dòng vốn . Tuy nhiên phân loại theo hình thức đầu tư của nguồn là cách phân loại phổ biến nhất, bao gồm các loại hình sau :
    - Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm hình thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nước nhà.
    - Doanh nghiệp liên doanh: Là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỉ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Hình thức này có đặc trưng là mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng, nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại.
    - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp.
    - Đầu tư theo hợp đồng BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao): là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao cho nước tiếp nhận đầu tư (thường trong các công trình đường xá, cầu cống )
    Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.
    II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA FDI
    1. Những tác động của FDI đối với Việt Nam
    1.1 Tác động tích cực
    - FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, nhất là đối với một nước đang phát triển như ở Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư phát triển là vô cung quan trọng.
    - FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.
    - FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ; lưu chuyển lao động từ doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước; liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để sản xuất sản phẩm.
    - FDI đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô.
    - FDI góp phần cải thiện cán cân thanh toán.
    - FDI thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư Việt Nam.
    - FDI góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, cụ thể là 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới tạo cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam.
    - FDI góp phần mở rộng tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới.
    1.2 Những tác động tiêu cực
    a. Gây ra thâm hụt thương mại
    - Thực trạng thâm hụt thương mại khu vực FDI trong giai đoạn 2008 đến tháng 10/2012.
    Mặc dù kỳ vọng FDI là nơi sản xuất phải hướng về xuất khẩu (Nhà Nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI xuất khẩu trên 80% sản phẩm sản xuất ra ở Việt Nam), nhưng thực chất kết quả xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI từ năm 2008 đến nay là kim ngạch nhập khẩu thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu (nếu không kể dầu thô).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...