Chuyên Đề Hạn chế dùng tiền mặt bằng cách phát triển các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tình hình thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế:
    Thanh toán tiền mặt hiện có xu hướng ngày càng giảm, cụ thể tỷ lệ tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán cụ thể qua các năm như sau: Năm 2004: 20,3%; 2005: 19%; 2006: 18%.
    Triển khai chương trình xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán, tạo dựng khuôn khổ pháp lý giới hạn thanh toán bằng tiền mặt:
    Với mục tiêu tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng tiền mặt, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế, góp phần hạn chế các giao dịch không hợp pháp, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước, triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng như Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
    Sau khi Nghị định 161 được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN ngày 07/3/2007 hướng dẫn Điều 4 và Điều 7 của Nghị định 161 về mức phí giao dịch tiền mặt mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền thu đối với các tổ chức, cá nhân và hạn mức thanh toán bằng tiền mặt đối với các tổ chức sử dụng vốn nhà nước. Trong năm 2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 33/2006/TT-BTC về quản lý thu chi tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước. Trên cơ sở Nghị định 161 và các thông tư nói trên, các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, các tổ chức sử dụng vốn nhà nước phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả cho các đối tượng thụ hưởng có tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc kho bạc nhà nước. Các khoản chi bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước chỉ được thanh toán cho cá nhân (tiền lương, tiền công ), chi xây dựng cơ bản, chi trả nợ dân (như thanh toán trái phiếu, công trái bán lẻ ) .v.v. Các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước được phép thanh toán bằng tiền mặt với các khoản chi trả dưới 5 triệu đồng, còn các tổ chức sử dụng vốn nhà nước khi chi trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước chỉ được chi trả bằng tiền mặt với mức tiền từ 30 triệu đồng trở xuống.
    Sự phát triển của các dịch vụ và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế:
    - Dịch vụ thanh toán thông qua các thiết bị điện tử phát triển mạnh, thay thế dần cho các dịch vụ thanh toán dựa trên chứng từ. Dịch vụ thanh toán phát triển mạnh nhất hiện nay là thẻ ngân hàng. Số lượng thẻ trong lưu thông tiếp tục gia tăng với tốc độ 50% trong năm 2006, đưa số lượng thẻ được phát hành hiện nay lên 4,75 triệu thẻ. Bên cạnh các loại thẻ truyền thống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, một số loại thẻ hiện đại và sử dụng thuận tiện mới được phát triển trên thị trường, điển hình là các loại thẻ trả trước, hiện đang được phát hành trên cơ sở gắn kết với các dịch vụ liên lạc viễn thông.
    - Dịch vụ tài khoản cá nhân gia tăng nhanh chóng. Hiện số lượng tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng lên tới hơn 5 triệu, số dư bình quân hàng tháng của mỗi tài khoản là 6,781 triệu đồng. Số lượng tài khoản cá nhân mở tại Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện là 489 nghìn tài khoản. Dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng được phát triển mạnh mẽ, bên cạnh việc rút tiền mặt, thẻ được sử dụng đặc biệt thuận tiện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường đại học nhằm phục vụ cho việc chuyển tiền, phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản. Một số chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại và các cơ quan trên địa bàn để đẩy nhanh việc thanh toán tiền lương, lương hưu và phúc lợi xã hội qua tài khoản. Điển hình là thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đã triển khai thành công công tác này và thu được những kết quả khả quan. Thành phố Hà Nội cũng bắt đầu triển khai thí điểm trả lương hưu qua ATM tại một số quận nội thành
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...