Đồ Án Hầm chui cho người đi bộ và đi xe đạp

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với:
    - Thầy hướng dẫn: Thầy Phạm Thái Thạnh, Thầy Lê Văn Phúc đã tận tình chỉ dẫn chúng tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
    - Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Lạc Hồng, Ban Lãnh Đạo và các Thầy Cô trong Khoa Kỹ Thuật Công Trình đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành đề tài này.
    - Các cô chú, anh chị trong Phòng Quản Lý Đô Thị, Sở Giao Thơng Cơng Chính Thành Phố Biên Hòa đã cung cấp cho chúng tôi những số liệu cần thiết để hoàn thành đề tài.
    Cuối cùng chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô Khoa Kỹ Thuật Công Trình, bộ môn Cầu Đường đã truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong thời gian qua để làm cơ sở cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
    Xin chân thành cảm ơn!



    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong giao thông hiện nay cùng với việc phát triển đi lên của đất nước thì mật độ giao thông tăng lên một cách nhanh chóng do đó tình hình tai nạn giao thông cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Theo thống kê trên cả nước hiện nay cứ mỗi phút có một người bị chết vì tai nạn giao thông. Kết hợp với tình hình dân số tăng nhanh như hiện nay thì giải quyết tai nạn giao thông là một vấn đề nan giải, một vấn nạn cần được giải quyết.
    Trong tai nạn giao thông thì đa phần là do người đi bộ và người đi xe đạp, xe máy gây nên tại những vị trí ngã tư, vị trí có trường học, các đường cao tốc giao nhau với đường rẽ nhánh.
    Nhằm mục đích góp phần giảm việc cản trở việc lưu thông của các dòng xe trong đô thị, thành phố và đặc biệt là giảm bớt tai nạn giao thông tại các vị trí giao nhau do người đi bộ và xe đạp gây nên chúng tôi chọn đề tài: “HẦM CHUI CHO NGƯỜI ĐI BỘ VÀ ĐI XE ĐẠP”.Trong đề tài này chúng tôi đã trình bày một cách cô đọng nhất về tình hình nghiên cứu và áp dụng hầm chui trong giao thông ở nước ta và ở ngoài nước, một số phương pháp thi công và tổ chức các bộ phận bên trong hầm thông qua các tài liệu mà chúng tôi tham khảo được. Cũng như đưa ra so sánh về việc sử dụng hầm chui và cầu vượt, kiến nghị về hình thức hầm chui tại Ngã Ba Vườn Mít, Phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa. Một trong những vị trí có tình hình giao thông phức tạp ở Biên Hòa hiện nay.
    Với tất cả sự cố gắng của chúng tôi để thực hiện đề tài nay nhưng trong thời gian ngắn và sự hiểu biết còn có hạn vì vậy sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, chúng tôi rất mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.



    MỤC LỤC
    Chương Mở Đầu: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6
    I. LÝ CHO CHỌN ĐỀ TÀI 7
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 8
    III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 9
    IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 9
    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    VI. ĐỘ TIN CẬY CỦA ĐỀ TÀI 10
    VII. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 11
    VIII. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 13

    Chương I: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HẦM VÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HẦM Ở NƯỚC TA 12
    Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 18

    A- ĐƯỜNG NGẦM BỘ HÀNH 22
    1. Lĩnh vực ứng dụng 22
    2. Các đường ngầm bộ hành trong các đô thị được xây dựng 24
    3. Mặt bằng và trắc dọc 25
    4. Lối vào và lối ra của đường hầm 25
    5. Mặt cắt ngang 27
    B- KHẢO SÁT KỸ THUẬT PHỤC VỤ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẦM 30
    1. Vai trò của địa kỹ thuật trong xây dựng 30
    2. Các phương pháp và giai đoạn khảo sát 33
    3. Khảo sát địa hình công trình 36
    C- PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG NGẦM 38
    1. Thi công bằng phương pháp lộ thiên 38
    2. Thi công bằng phương pháp đào kín 38
    D- TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN KẾT CẤU HẦM 39
    1. Các nguyên tắc chung 39
    2. Tải trọng chủ động thường xuyên 41
    3. Lực kháng đàn hồi của đất 45
    4. Các dạng tải trọng khác 49
    5. Tính toán kết cấu hầm bằng phương pháp phần tử hữu hạn 53
    5.1 Khái quát về phương pháp phần tử hữu hạn 54
    5.2 Trình tự tính toán 55
    5.2.1 Rời rạc hóa vùng tính toán 55
    5.2.2 Chọn hạn tiếp cận 55
    5.2.3 Xác định các tính chất của phần tử 55
    5.2.4 Ghép nối phần tử 55
    5.2.5 Giải hệ phương trình 56
    5.2.6 Các tính toán phụ 56
    5.2.7 Những quan hệ cơ bản của phần tử hữu hạn 56
    5.2.8 Xác định tính chất của phần tử 59
    5.3 Sự khái quát của quan hệ đối với các phần tử 60
    5.4 Nguyên tắc tính công trình trong điều kiện nứt nẻ 60
    5.5 Các điều kiện biên tính toán bằng PTHH 62
    E- VẬT LIỆU CHO KẾT CẤU HẦM 62
    F- THÔNG GIÓ BÊN TRONG HẦM 64
    1. Thông gió tự nhiên 66
    2. Thông gió nhân tạo 67
    G- PHÒNG VÀ THOÁT NƯỚC TRONG HẦM 69
    1. Các biện pháp phòng nước 69
    2. Thiết bị thoát nước 69
    H- CHIẾU SÁNG BÊN TRONG HẦM 70
    I- ẢNH HƯỜNG TỚI MÔI TRƯỜNG 72
    J- SO SÁNH HẦM ĐI BỘ VÀ VẦU VƯỢT ĐI BỘ 74
    Chương III: KẾT QUẢ ĐỀ TÀI 76
    A. TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ ĐẶT HẦM CHUI 77
    1. Vị trí được chụp từ vệ tinh và bản đồ Biên Hòa 78
    2. Tình giao thông 79
    B. KIẾN NGHỊ VỀ HÌNH THỨC HẦM CHUI CHO NGƯỜI ĐI BỘ 81
    1. Lựa chọn chiều sâu đặt hầm và chiều dày vỏ hầm 84
    2. Giải quyết các bài toán sau 84
    3. Tính toán 85
    3.1 Bài toán 1 86
    3.2 Bài toán 2 87
    3.3 Bài toán 3 88
    4. Kết luận 89
    C. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG VÀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH 90
    1. Phương án thi công 90
    2. Dự toán công trình 92
    Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...