Tiểu Luận Hai vấn đề tiên quyết trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt- Mỹ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Mục lục

    Nội dung
    MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CAMPUCHIA 4

    I. Bối cảnh lịch sử: 4
    II. Quan hệ Việt- Mỹ: đổi mới tư duy của Việt Nam: 6
    III. Tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia: 8
    CHƯƠNG II: MIA 10
    I. Nguồn gốc 10
    II. Tiến trình giải quyết vấn đề 11
    CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM 14
    KẾT LUẬN 16
    Tư liệu tham khảo 16





    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài

    Trong những năm ngay sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mỹ có nhiều thay đổi khác trước ảnh hưởng lớn chi phối các công việc toàn cầu. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới, xây dựng trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ. Trải qua một thời gian dài phát triển dù hiện tại có gặp những biến động và không còn giữ thế tuyệt đối trên trường quốc tế nhưng vị thế số 1 của Mỹ về mọi mặt là không thể phủ nhận. Vì vậy việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ có thể coi là sự bắt buộc tất yếu của tình hình thế giới nói chung và tình hình Việt Nam nói riêng.
    Trên thực tế, chính vì bị Mỹ cấm vận nên một thời gian dài nước ta rơi vào khủng hoảng, đói nghèo. Quan hệ Việt- Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975 đã bị đóng băng trong thời gian gần hai mươi năm. Trong thời gian đó, Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Đó là vào thời điểm năm 1977, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, có nhiều bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam. Phía Việt Nam cũng có dấu hiệu cho thấy hai nước nên sớm bình thường hóa, chẳng hạn như chương trình phát thanh của Đài Phát thanh Hà Nội lúc đó cũng cho thấy, Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị cho người dân trong việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã hứa sẽ cung cấp thêm các chi tiết về người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Vấn đề chính khiến quan hệ Việt Mỹ không thể bình ổn trở lại dù đã có cơ hội xuất phát từ cả hai phía. Việt Nam lúc bấy giờ, có lẽ đã không nhận thức một cách sáng suốt tình hình thế giới và có sự cân bằng hơn trong hai nhiệm vụ chiến lược sau chiến tranh và bảo vệ và xây dựng đất nước.
    Vấn đề bình thường hoá quan hệ chỉ được cụ thể hoá vào ngày 9.4.1991. Sáng hôm đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Salomon bay từ Washington đến New York và trao cho ông Trịnh Xuân Lãng, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại LHQ, đại diện phía Việt Nam bản "Road map" tức bản lộ trình bình thường hóa. Trong đó có hai vấn đề chính là MIA và Campuchia, bao gồm 4 bước. Tháng 9/1991 khi Hiệp định Paris về Campuchia bắt đầu thì cũng là lúc chúng ta tiến hành lộ trình
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn hai vấn đề về Campuchia và tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh đối với quá trình bình thường hoá quan hệ Việt- Mỹ để làm đề tài tiểu luận.

    2. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện bài tiểu luận này, bên cạnh sử dụng các phương pháp luận khoa học chung, chúng tôi còn sử dụng phân tích, chứng minh kết hợp với sử dụng các số liệu để làm tăng tính thuyết phục của bài viết. Bằng phương pháp quy nạp, bài viết sẽ đi từ phân tích đến kết luận chung. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp liên ngành: Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, quan hệ kinh tế, chính trị, thống kê để sử lí số liệu, phương pháp trao đổi, thảo luận để tranh thủ ý kiến mang tính phản biện cho những nhận định, đánh giá . của mình, nhằm làm giảm bớt chủ quan trong quá trình nghiên cứu.
    3. Bố cục tiểu luận
    Bài tiểu luận gồm 16 trang, phần nội dung chính là 13 trang, gồm 3 chương
    Chương I: Vấn đề Campuchia
    Chương II: MIA
    Chương III: Đánh giá chính sách của Việt Nam

    Trong quá trình thực hiện tiểu luận, nhóm đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ giảng viên bộ môn Chính sách đối ngoại, cô Nguyễn Phú Tân Hương về mặt kiến thức cũng như tài liệu tham khảo. Do vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định về cả hình thức và nội dung, rất mong nhận được những sự nhận xét và góp ý từ quý thầy cô.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...