Sách Hai mươi ngộ nhận về thị trường

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tom G. Palmer
    Hai mươi ngộ nhận về thị trường
    Phạm Nguyên Trường dịch

    Mục Lục

    Lời giới thiệu . 3
    Phê phán từ quan điểm đạo đức . 4
    Phê phán từ quan điểm kinh tế . 6
    Phê phán từ quan điểm kết hợp giữa kinh tế và đạo đức . 19
    Ủng hộ một cách quá nhiệt tình . 29

    Lời giới thiệu
    Khi suy nghĩ về những ưu khuyết điểm của cơ chế thị trường trong việc giải quyết
    vấn đề hợp tác xã hội cần phải làm rõ một số ngộ nhận. Đa số, chứ không phải là tất cả,
    những ngộ nhận đó là do những người có thái độ thù địch với thị trường tuyên truyền.
    Một số có thể lại được tạo ra bởi những người có thái độ ủng hộ quá mức đối với thị
    trường. Mặc dù tất cả những ngộ nhận đó đều đáng được phân tích một cách kĩ lưỡng,
    nhưng trên thực tế chúng ta thường gặp những ngộ nhận loại một, còn ngộ nhận loại thì
    hiếm gặp hơn.

    Dưới đây chúng ta sẽ xem xét hai mươi ngộ nhận, được chia thành bốn nhóm chính:
    - Phê phán từ quan điểm đạo đức;
    - Phê phán từ quan điểm kinh tế;
    - Phê phán từ quan điểm kết hợp giữa kinh tế và đạo đức;
    - Ủng hộ một cách quá nhiệt tình.
    Phê phán từ quan điểm đạo đức
    1. Thị trường là vô luân hoặc không cần quan tâm tới luân thường đạo lí
    Thị trường làm cho người ta chỉ nghĩ đến tính toán lợi ích. Trao đổi trên thương
    trường là bất chấp đạo đức, bất chấp những điều cao quí, những điều làm cho chúng ta
    trở thành con người: tức là có khả năng suy nghĩ không chỉ về những thứ có lợi cho mình
    mà còn biết phân biệt giữa đúng và sai, giữa luân lí và vô luân nữa.
    Thật khó tưởng tượng được một tuyên bố sai lầm hơn thế. Vì muốn trao đổi thì các
    bên phải tôn trọng công lí. Những người trao đổi với nhau khác hẳn những người chỉ biết
    cướp đoạt: các bên trao đổi thể hiện sự tôn trọng đối với quyền lợi hợp pháp của người
    khác. Người ta tham gia trao đổi trước hết là vì người ta muốn cái người khác có nhưng
    đạo đức và pháp luật không cho phép người ta cướp đoạt. Trao đổi là chuyển đổi phân bố
    nguồn lực, nghĩa là mọi trao đổi đều được so sánh với phân bố ban đầu: nếu không có
    trao đổi thì các bên vẫn giữ được cái mà mình có. Trao đổi đòi hỏi nền tảng công lí vững chắc. Không có nền tảng đạo đức và pháp luật như thế thì không thể có trao đổi.
    Nhưng thị trường không chỉ là tôn trọng công lí. Thị trường còn là khả năng cân
    nhắc không chỉ ước muốn của mình mà còn cân nhắc ước muốn của người khác, đặt mình
    vào vị trí của người khác nữa. Người chủ nhà hàng mà không quan tâm tới ước muốn của
    thực khách thì chẳng mấy chốc sẽ phá sản. Nếu thực khách bị ngộ độc thức ăn thì họ sẽ
    không tới nữa. Nếu thức ăn không hợp khẩu vị thì họ cũng sẽ không tới nữa. Kết quả là
    chủ nhân sẽ phá sản. Thị trường khuyến khích những người tham gia đặt mình vào vị trí
    của người khác, xem xét nguyện vọng của người khác và cố gắng nhìn các sự vật và hiện
    tượng bằng con mắt của người khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...