Tài liệu Hai mươi năm phát triển của luật kinh tế – nhìn dưới giác độ phương pháp luận

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]D

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    ưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
    năm 1986, toàn Đảng, toàn dân bắt tay tiến hành công cuộc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã ghi nhận: Thc cht ca đổi mi vcơ chế qun lí kinh tế là cơ chế kế hoch hoá theo phương thc hch toán kinh doanh XHCN, đúng nguyên tc
    tp trung dân chủ.(2) Cùng với với việc
    khẳng định bản chất của việc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, Văn kiện Đại hội cũng đã xác định hai đặc trưng cơ bản của cơ chế mới là tính kế hoch-đặc trưng thnht, sdng đúng đắn quan hhàng hoá tin t
    - đặc trưng thhai.(3)
    1. Nhng thay đổi cơ bn về đối tượng, chthvà phương pháp điu chnh ca lut kinh tế
    Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế đã làm
    thay đổi cơ bản tính chất của các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình kinh doanh. Điều này cũng đưa đến yêu cầu tất yếu phải có sự thay đổi trong luật kinh tế cho phù hợp với thực tế khách quan.
    Về thực chất, luật kinh tế trong giai đoạn này vẫn được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh những quan hệ kinh



    tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp hoặc giữa chúng với cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
    Như vậy, thoáng nhìn phạm vi điều chỉnh của luật kinh tế, so với trước đây hầu như không có sự thay đổi, vẫn là những quan hệ phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Song quá trình kinh doanh trong giai đoạn này có những thay đổi về cả chủ thể lẫn phương thức kinh doanh, cho nên các quan hệ trong quá trình này cũng có những sự thay đổi cơ bản. Hay nói cách khác, đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế có nhiều thay đổi so với trước đây.
    Trước hết, bàn về những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ trong quá trình sản xuất kinh doanh là những quan hệ tài sản giữa các doanh nghiệp, được phát sinh chủ yếu thông qua các hợp đồng kinh tế. Những quan hệ này khác với những quan hệ cùng loại do luật kinh tế điều chỉnh trước đây ở những điểm sau:
    Thnht, về tính chất, nếu như trước




    đây các học giả cho rằng, là quan hệ pháp luật kinh tế, quan hệ trong quá trình sản xuất kinh doanh có đặc điểm quan trọng là trong quan hệ đó có sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố: yếu tố tài sản và yếu tố tổ chức - kế hoạch thì hiện nay trong các quan hệ này yếu tố tổ chức kế hoạch thể hiện không rõ nét (trừ một số ít các quan hệ tài sản có liên quan mật thiết với kế hoạch pháp lệnh). Cũng chính vì vậy mà các bên tham gia quan hệ này được tự do và bình đẳng hơn.
    Thhai, về chủ thể, trước đây kinh doanh chủ yếu do các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể tiến hành cho nên chủ thể chủ yếu của các quan hệ trong quá trình sản xuất kinh doanh là các tổ chức XHCN. Hiện nay, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh không chỉ các đơn vị thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể mà còn các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác. Cho nên, phạm vi chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh được mở rộng đáng kể. Có thể nói chủ thể của các quan hệ này bao gồm các đơn vị thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào miễn là có đủ các điều kiện của chủ thể kinh doanh.
    Cũng cần lưu ý, các quan hệ tài sản do luật kinh tế điều chỉnh hiện nay tuy có những điểm khác với những quan hệ tài sản do luật kinh tế điều chỉnh trước đây song nó vẫn là một loại quan hệ pháp luật kinh tế và có những điểm khác biệt với quan hệ tài sản trong luật dân sự. Điều đó được thể hiện ở chỗ quan hệ tài sản trong luật dân sự được


    hình thành do nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và bị chi phối bởi nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, quan hệ tài sản trong luật kinh tế được hình thành do nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Hơn nữa, do bị chi phối bởi nhu cầu của sản xuất kinh doanh cho nên ngoài sự tác động của thị trường, quan hệ kinh tế này còn chịu sự quản lí của Nhà nước. Vì vậy, trong một số quan hệ kinh tế cụ thể do luật kinh tế điều chỉnh ngoài yếu tố tài sản còn có yếu tố tổ chức - kế hoạch. Tuy nhiên, mức độ thể hiện của yếu tố tổ chức - kế hoạch trong các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh rõ nét hay không tuỳ thuộc vào mức độ tác động của Nhà nước đối với các quan hệ đó. Trong các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế nhằm thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thì yếu tố tổ chức - kế hoạch thể hiện một cách trực tiếp. Ý chí của các chủ thể tham gia các quan hệ này bị hạn chế đáng kể bởi ý chí của Nhà nước. Còn trong các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế mà một bên hoặc cả hai bên không được giao kế hoạch pháp lệnh thì yếu tố tổ chức - kế hoạch thể hiện một cách gián tiếp thông qua sự quản lí vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
    Thba, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế không chỉ làm thay đổi tính chất các quan hệ kinh tế theo chiều ngang mà còn làm thay đổi lớn tính chất các quan hệ theo chiều dọc - quan hệ giữa cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế với các đơn vị kinh tế



    cơ sở. Nếu như trước đây trong quan hệ kinh tế này quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự phân định rõ ràng, cơ quan quản lí thường can thiệp sâu vào các hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị kinh tế cơ sở như quyết định kế hoạch của các đơn vị kinh tế cơ sở, định đoạt tài sản của các đơn vị kinh tế v.v. thì hiện nay, quyền và nghĩa vụ của các bên được phân định khá rõ ràng. Cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế không được quyền can thiệp vào các hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị kinh tế cơ sở mà chỉ tạo những môi trường pháp lí thuận lợi cho các đơn vị kinh tế thực hiện quyền chủ động sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể khẳng định, trong nội dung của các quan hệ kinh tế theo chiều dọc, quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lí bị hạn chế, còn quyền và nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế được mở rộng đáng kể. Mặt khác, ngoài các đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể, tham gia quá trình kinh doanh còn có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, cho nên hoạt động quản lí của các cơ quan quản lí không chỉ đối với các đơn vị thuộc thành phần kinh tế quốc doanh mà còn đối với các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác. Hay nói cách khác, đối tượng quản lí được mở rộng hơn so với trước đây. Mặc dù so với trước, các quan hệ kinh tế giữa các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế với các đơn vị kinh tế cơ sở có những thay đổi song các quan hệ đó vẫn là đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế. Bởi vì, các quan hệ đó là


    những quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh XHCN, có mối liên quan mật thiết với các quan hệ tài sản giữa các đơn vị kinh tế cơ sở.
    Thtư, do tính chất của các quan hệ kinh tế thay đổi, cho nên việc sử dụng các phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế cũng có những điểm khác so với trước đây. Nếu như trước đây, luật kinh tế chủ yếu sử dụng phối hợp phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thoả thuận thì hiện nay luật kinh tế sử dụng phối hợp phương pháp thoả thuận với phương pháp gợi ý hướng dẫn.
    Sphát trin toàn din trong ni
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...