Luận Văn Hạch toán TSCĐ với những vấn đề quản lý & nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Vận tải Hoàng L

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hạch toán TSCĐ với những vấn đề quản lý & nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại C.ty Vận tải Hoàng Long
    LỜI MỞ ĐẦU
    Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta trong những năm qua đã tạo nên những bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Để bảo vệ những thành quả đã đạt được và điều khiển nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng đã chọn, vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống chính sách cùng các công cụ quản lý thích hợp. Một trong những công cụ quản lý tài chính quan trọng và có hiệu quả là chế độ hạch toán kế toán . Hạch toán kế toán nói chung, hạch toán phần hành TSCĐ nói riêng không ngoài mục đích bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp . TSCĐ là một bộ phận vốn cố định của doanh nghiệp thể hiện dưới hình thái tư liệu lao động hay các khoản chi phí đã chi ra (có đủ tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian để được ghi nhận là TSCĐ) nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tầm quan trọng của TSCĐ có thể ví như “hệ thống xương ” và “bắp thịt” của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp nên TSCĐ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Thực tế đã khẳng định TSCĐ là một tư liệu lao động không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Nó có thể giúp doanh nghiệp vươn lên khẳng định vị trí của mình trên thương trường bởi tính năng, hiệu quả, đa năng .nhưng ngược lại cũng có thể gây sự cản trở bởi sự vận hành kém hiệu quả, hay gây tăng chi phí bởi sự lạc hậu, lỗi thời.
    Như vậy việc quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và vấn đề đặt ra là cần quản lý ra sao để tạo ra động lực trợ giúp tối ưu cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp . Một đặc điểm riêng biệt của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh do bị hao mòn trong quá trình sử dụng.Chính vì vậy hạch toán TSCĐ phải được tổ chức tốt để giúp doanh nghiệp thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ. Hạch toán TSCĐ thực sự là trợ thủ đắc lực cho giám đốc tung ra quyết định hợp lý để có thể sử dụng TSCĐ một cách triệt để về công suất và phát huy những tiềm năng TSCĐ sẵn có, góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, đồng thời giúp doanh nghiệp có hướng bổ sung, hoàn thiện cơ cấu TSCĐ cho thích ứng với tình hình và yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp .
    Công ty vận tải Hoàng Long là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các dịch vụ về vận tải và sửa chữa nên TSCĐ là yếu tố sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty Hoàng Long là một doanh nghiệp có quy mô TSCĐ lớn chiếm 90% giá trị tổng tài sản chính vì nhận thức được vị trí quan trọng của TSCĐ đối với công ty, sau một thời gian thực tập tại công ty vận tải Hoàng Long em quyết định lựa chọn đề tài: "Tổ chức hạch toán TSCĐ với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty vận tải Hoàng Long"
    Mục tiêu của bài viết này là vận dụng lý luận về hạch toán TSCĐ vào thực tiễn công tác hạch toán, quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty vận tải Hoàng Long từ đó có những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị thực tập.
    Trong chuyên đề này em tập trung đi sâu về hạch toán tăng giảm TSCĐ, thuê TSCĐ, tình hình quản lý sử dụng hiệu quả TSCĐ. Riêng phần sửa chữa TSCĐ của công ty Hoàng Long chủ yếu là sửa chữa nhỏ thường xuyên, toàn bộ chi phí sửa chữa được tập hợp vào giá thành sản xuất. Chính vì vậy trong phạm vi chuyên đề này em không đề cập đến việc sửa chữa TSCĐ.
    Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương như sau:
    Chương 1: Một số lý luận chung về tổ chức hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty vận tải Hoàng Long
    Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty vận tải Hoàng Long.

    Mặc dù đã hết sức cố gắng song do nhận thức và thời gian thực tập có hạn, đối tượng nghiên cứu khá phức tạp; do vậy bài viết không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được nhiiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
    Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Nguyễn Thị Đông người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô và anh chị phòng kế toán tài vụ của công ty vận tải Hoàng Long trong thời gian em thực tập tại công ty.

    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
    I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
    1. Khái niệm TSCĐ.
    Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các mục tiêu kinh tế, các doanh nghiệp cần phải có một nguồn nhân lực dồi dào và các phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các phương tiện phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp và ngày nay các nhà kinh tế dùng thuật ngữ “tài sản” để nói về chúng.
    Tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tiền, hàng hoá, TSCĐ, nguyên vật liệu . Vì vậy, tài sản trong doanh nghiệp có một đặc điểm là những nguồn lực có hạn. Do đó, để quản lý một cách có hiệu quả các nguồn lực hạn chế của mình, không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần, loại hình kinh tế, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu nào, các doanh nghiệp đều phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán được coi như một công cụ rất hữu hiệu.
    Tuy nhiên để quản lý một cách chi tiết, chặt chẽ và chính xác tài sản trong doanh nghiệp , kế toán phải tiến hành phân loại tài sản. Một tiêu thức phân loại phổ biến được sử dụng là căn cứ vào thời gian chu chuyển của tài sản hay nói một cách khác là căn cứ vào tính chất thu hồi vốn ban đầu (ngắn hạn hoặc dài hạn) mà tài sản trong doanh nghiệp được chia làm hai loại: tài sản lưu động và TSCĐ. Trong đó, tài sản lưu động là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp , có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hoá), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Khác với tài sản lưu động, TSCĐ được hiểu là toàn bộ tài sản hữu hình hoặc vô hình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, được dùng vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    Theo quyết định số 166/1999/QĐ - BTC ngày 30 – 12 – 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng với việc sử dụng thước đo tiền tệ tiêu chuẩn xác định TSCĐ được quy định chặt chẽ như sau:
    - Về mặt thời gian: phải có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
    - Về mặt giá trị: Phải có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên
    Ngoài hai điều kiện trên, để một tài sản được đánh giá là TSCĐ thì tài sản đó phải được sử dụng trực tiếp trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên có một số tài sản dù đủ tiêu chuẩn TSCĐ nhưng vẫn được coi là tài sản lưu động như các loại dụng cụ, đồ dùng sành sứ, thuỷ tinh. Vì vậy, trong quá trình kế toán TSCĐ, đối với các tài sản của doanh nghiệp không đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn trên thì kế toán không được phép phản ánh là TSCĐ. Tiêu chuẩn để xác định một tài sản là TSCĐ không giữ nguyên mà nó thay đổi theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Do TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên cần phải lập một nguồn vốn riêng để đầu tư . Thêm vào đó, TSCĐ được coi là tư liệu lao động chủ yếu, do vậy sẽ được quản lý chặt chẽ hơn thông qua việc theo dõi về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tình hình sửa chữa, bảo dưỡng, thu hồi vốn khấu hao nhanh hay chậm, tình hình thanh lý TSCĐ và bảo toàn vốn cố định.
    2. Đặc điểm TSCĐ.
    TSCĐ có đặc điểm nổi bật là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, với việc tham gia như vậy, TSCĐ có những đặc điểm sau:
    Về mặt hiện vật: TSCĐ hữu hình tham gia hoàn toàn và nhiều lần trong quá trình sản xuất với hình thái vật chất ban đầu giữ nguyên cho đến khi bị loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. Còn các TSCĐ vô hình cũng bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng do các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật.
    Về mặt giá trị: Giá trị TSCĐ được biểu hiện dưới hai hình thái.
    + Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật TSCĐ (gọi là nguyên giá). Bộ phận này bị hao mòn dần hay giá trị sử dụng của TSCĐ giảm dần.
    + Một bộ phận giá trị chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ mới tạo ra (giá trị hao mòn). Khi sản phẩm được tiêu thụ thì bộ phận này được chuyển thành vốn tiền tệ. Bộ phận giá trị này tăng theo thời gian sử dụng TSCĐ.
    Như vậy, TSCĐ phát huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ được thay thế khi hết thời gian sử dụng hoặc không còn lợi ích kinh tế.
    Ngoài những đặc điểm trên, có một tiêu thức rất quan trọng để phân biệt TSCĐ với các tài sản khác là TSCĐ được mua với mục đích để sử dụng chứ không để bán. Tuy nhiên, do đặc tính của TSCĐ là một sản phẩm lao động vừa có giá trị, vừa có giá trị sử dụng nên nó cũng có những đặc điểm chung của hàng hoá, tức là thông qua trao đổi, TSCĐ có thể được chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác trên thị trường khi doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng TSCĐ đó.
    3. Vai trò của TSCĐ
    Trong xu hướng hiện nay, tỷ trọng các TSCĐ là thiết bị máy móc được đầu tư ngày càng nhiều, giá trị ngày càng cao. Ngược lại, tỷ trọng các tài sản khác không trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất có xu hướng giảm trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp . Như vậy, TSCĐ là nguồn tài sản lớn nhất trong mỗi doanh nghiệp hiện nay. Tuy mỗi loại, mỗi nguồn tài sản có một vị trí nhất định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp song nhìn về tổng thể TSCĐ có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như do mua sắm, biếu tặng, do cấp trên điều chuyển, . tất cả tạo cho doanh nghiệp một tiềm lực để phát triển sản xuất kinh doanh.
    Ngoài ra, tăng cường đổi mới TSCĐ, nâng cao chất lượng sử dụng TSCĐ là một trong những biện pháp có tính then chốt để tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tạo tiền đề cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
     
Đang tải...