Báo Cáo Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên doanh quốc tế Shinil – T

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LờI NóI ĐầU

    Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các doanh nghiệp không phải thực hiện kế hoạch sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Với cơ chế quản lý mới, các doanh nghiệp đã thực sự vận động để tồn tại và phát triển bằng thực lực của mình. Các doanh nghiệp là các đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.

    Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, điều quan trọng là làm thế nào để sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được trên thị trường. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, bù đắp các chi phí bỏ ra, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tiêu thụ thành phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp bởi nó quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.

    Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình diễn ra liên tục từ khâu cung ứng, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ thành phẩm tạo thành một vòng quay của vốn. Tất cả các khâu đều hướng vào mục tiêu đó là tiêu thụ được sản phẩm. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều cần nghiên cứu, lựa chọn cho mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý với chất lượng cao, giá thành thấp, phù hợp với nhu cầu thị trường. Có như vậy, doanh nghiệp mới đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ.

    Ngoài việc tổ chức sản xuất hợp lý, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ thì việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm là một trong những phần hành chủ yếu của kế toán doanh nghiệp. Qua đó, các nhà quản lý thực hiện kiểm tra giám sát không những đối với quá trình tiêu thụ thành phẩm mà còn có thể thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Mặt khác, dựa trên cơ sở những thông tin do kế toán cung cấp, nhà quản lý có thể phát hiện ra những hạn chế của quá trình trên, từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.


    Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty liên doanh quốc tế Shinil - Todimax sử dụng kế toán để quản lý và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác kế toán được chia ra thành các phần hành cụ thể. Trong đó, hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có nhiệm vụ theo dõi quá trình tiêu thụ thành phẩm, số lượng thành phẩm bán ra và các chi phí liên quan đến nghiệp vụ này, đồng thời phản ánh một cách chính xác, đầy đủ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó, hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm là một khâu quan trọng trong công tác kế toán của Công ty liên doanh quốc tế Shinil – Todimax.

    Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, kết hợp với việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty liên doanh quốc tế Shinil – Todimax, trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em lựa chọn đề tài: Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên doanh quốc tế Shinil – Todimax.
    Ngoài phần nói đầu và phần kết luận – Chuyên đề gồm 3 phần chính
    sau:

    Phn I : Lý luận cơ bản về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

    thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.

    Phn II : Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên doanh quốc tế Shinil – Todimax.

    Phn III : Một số ý kiến góp phần hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định

    kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên doanh quốc tế Shinil – Todimax.


    Phần I
    lý luận cơ bản về hạch toán tiêu thụ THàNH phẩm và xác định kết quả
    tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.

    I- Sự cần thiết phải hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
    tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
    1. Đặc điểm của công tác tiêu thụ và xác định kết quả trong doanh
    nghiệp sản xuất.
    Quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất bao gồm 3 giai đoạn: mua nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Trong giai đoạn này, giá trị sản phẩm hàng hoá được thực hiện khi doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Như vậy, về bản chất tiêu thụ chính là quá trình thực hiện các quan hệ trao đổi, thông qua quá trình tiêu thụ, nhu cầu của người tiêu dùng về mặt giá trị sử dụng được thoả mãn và người bán thực hiện được giá trị sản phẩm hàng hoá của mình.

    Quá trình tiêu thụ hàng hoá có thể chia thành hai giai đoạn :

    - Giai đoạn 1: Giai đoạn tìm hiểu, liên hệ để đi đến sự thỏa thuận, ký

    kết hợp đồng mua bán.

    - Giai đoạn 2: Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng, sản phẩm được giao cho khách hàng. Đây là giai đoạn đảm bảo hàng hoá đã được tiêu thụ.
    Tóm lại, quá trình tiêu thụ hàng hoá ở doanh nghiệp có đặc điểm như



    sau:




    - Đó là sự mua bán có thoả thuận: Doanh nghiệp đồng ý bán hàng,



    khách hàng đồng ý mua và trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

    - Có sự thay đổi sở hữu về hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng.

    - Doanh nghiệp giao cho khách hàng một khối lượng hàng hoá nhất định và nhận lại từ khách hàng một khoản tiền hay một khoản nợ. Doanh thu


    bán hàng được xác định theo giá bán có thuế GTGT hoặc chưa có thuế GTGT

    tùy thuộc doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp hay khấu trừ.

    Sản phẩm tiêu thụ bao gồm cả hai loại là thành phảm và bán thành phẩm. Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo song ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Còn bán thành phẩm là những sản phẩm mới kết thúc một hay một số công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng) được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán ra ngoài.

    Sau khi sản phẩm đã tiêu thụ thì phần việc còn lại của bên bán là xác định kết quả tiêu thụ. Việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là việc tính toán chênh lệch giữa tất cả các khoản chi phí bỏ ra để tổ chức sản xuất sản phẩm và chi phí để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, với những gì thu được từ việc bán sản phẩm đó. Số chênh lệch tính được gọi là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận hay lỗ về tiêu thụ sản phẩm) được tính
    bằng công thức :



    Lãi (lỗ) về tiêu thụ sản phẩm


    = Doanh thu thuần

    Giá vốn
    - bán - hàng

    Chi phí bán hàng

    Chi phí quản
    - lý doanh nghiệp



    - Doanh thu thuần: Là số chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng với các khoản giảm giá, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.

    - Giá vốn hàng bán: là giá gốc của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ

    tiêu thụ trong kỳ. Đối với thành phẩm tiêu thụ thì đó là giá thành công xưởng.

    - Chi phí bán hàng: Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong kỳ, như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo, .

    - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp, mà không tách


    riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác.
    2. ý nghĩa hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.Xét trên góc độ doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Quá trình tiêu thụ được thực hiện tốt thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng của vốn, tiết kiệm vốn lưu động đồng thời bổ sung kịp thời vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh. Quá trình này còn quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.

    Xét trên góc độ khách hàng, tiêu thụ nối kết giữa khách hàng và doanh nghiệp, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sử dụng, thực hiện giá trị sử dụng sản phẩm.

    Đối với nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ thành phẩm là tiền đề cho cân đối sản xuất và tiêu dùng, cân đối tiền và hàng trong lưu thông cũng như cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau, thành phẩm của ngành này có thể là tư liệu sản xuất của ngành khác. Do vậy tiêu thụ thành phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sự cân đối sản xuất giữa các ngành, các đơn vị trong nền kinh tế quốc dân và tác động đến quan hệ cung cầu trên thị trường.

    Đồng thời với việc tiêu thụ thành phẩm, thì xác định đúng kết quả tiêu thụ là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, và xác định phần nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp phải thực hiện đối với Nhà nước. Mặt khác, kết quả sản xuất kinh doanh còn là số liệu mà các đối tượng có liên quan quan tâm đến, con số này giữ uy tín cho doanh nghiệp trong mối quan hệ với bên ngoài.


    Như vậy, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng.

    3. Yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm.
    Sản phẩm thường được biểu hiện dưới hai mặt là hiện vật và giá trị. Hiện vật được cụ thể bằng số lượng (hay khối lượng) và chất lượng (phẩm cấp). Giá trị sản phẩm được thể hiện qua giá thành sản phẩm nhập kho hay giá vốn hàng bán. Vì vậy muốn việc quản lý tiêu thụ được tốt, doanh nghiệp cần phải quản lý sự vận động của từng loại sản phẩm về cả hai mặt số lượng, chất lượng và giá trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...