Chuyên Đề Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất
    PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM :
    1.Tiêu thụ thành phẩm và ý nghĩa của việc hạch toán tiêu thụ thành phẩmtrong doanh nghiệp sản xuất.
    1.1. Khái niệm tiêu thụ thành phẩm
    Thành phẩm là sản phẩm đã trải qua giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ, do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biếnvà đã được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm một mặt là nhằm mục đích kinh doanh, mặt khác là để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra có thể là thành phẩm, lao vụ, dịch vụ Trong các doanh nghiệp sản xuất, thành phẩm thường chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu trong tổng sản phẩm của doanh nghiệp.
    Bán thành phẩm là những thành phẩm chưa hoàn thành công đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất, được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán ra bên ngoài.
    Như vậy, giữa thành phẩm và bán thành phẩm có sự khác nhau về phạm vi và giới hạn xác định. Về một phương diện nào đó thì sản phẩm có phạm vi rộng hơn thành phẩm vì khi nói đến sản phẩm có thể gồm cả thành phẩm và bán thành phẩm. Việc phân định thành phẩm và bán thành phẩm chỉ có ý nghĩa trong phạm vi doanh nghiệp và việc xác định đúng đắn thành phẩm còn là cơ sở để đánh giá quy mô trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp, đánh giá tình hình cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, qua đó có thể phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp, quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp hay những đối tượng bên ngoài có liên quan.
    Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, doanh nghiệp phải chuyển giao sản phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ. Hay nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá thông qua quan hệ trao đổi. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Sản phẩm được tiêu thụ tạo ra doanh thu, từ đó doanh nghiệp mới có vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời góp phần thỏa mãn nhu cầu xã hội.
    Việc tiêu thụ thành phẩm thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường. Sau quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp không những thu hồi được các chi phí đã trang trải trong quá trình sản xuất sản phẩm mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư. Đây là nguồn quan trọng giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước đồng thời mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tiêu thụ thành phẩm mang lại thu nhập cho doanh nghiệp bên cạnh đó thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối sản phẩm mạnh với các chính sách khuyến khích tiêu thụ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường.
    Xét trên góc độ kinh tế, tiêu thụ thành phẩm là việc chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm và nhận một giá trị tương đương. Theo đó, quá trình tiêu thụ gồm 2 giai đoạn:
    - Giai đoạn 1: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký để xuất giao thành phẩm cho bên mua. Giai đoạn này phản ánh một mặt quá trình vận động của sản phẩm, hàng hoá.
    - Giai đoạn 2: Bên mua kiểm nhận hàng và thanh toán hoặc cam kết
    chấp nhận thanh toán. Lúc này, quá trình tiêu thụ sản phẩmđược hoàn thành, bên bán có thu nhập để bù đắp chi phí và hình thành kết quả tiêu thụ.
    1.2. Nhiệm vụ của kế toán hạch toán tiêu thụ thành phẩm:
    Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hoạt động tiêu thụ góp phần khuyến khích tiêu dùng, hướng dẫn sản xuất phát triển để đạt được sự thích ứng tối ưu giữa cung và cầu thị trường, giữa hàng hoá và tiền tệ trong lưu thông, giữa nhu cầu và khả năng thanh toán cũng như việc phát triển cân đối các ngành nghề, các khu vực của nền kinh tế.Trong đó, những sản phẩm, hàng hóa xuất kho để tiêu thụ đã được thanh toán hay chấp nhận thanh toán gọi là sản lượng hàng hoá thực hiện. Sản lượng này cao hay thấp đều ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu quản lý đặt ra đối với hạch toán tiêu thụ thành phẩm là:
    - Phải phản ánh kịp thời chính xác tình hình nhập kho, xuất kho thành
    phẩm, giá bán đợn vị thành phẩm, phương thức và thời hạn thanh toán.
    - Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành
    phẩm
    2. Các chỉ tiêu liên quan đến quá trình tiêu thụ thành phẩm
    v Doanh thu bán hàng:
    Theo chuẩn mực kế toán về doanh thu (IAS18) quy định việc hạch toán doanh thu có được từ: bán hàng, cung cấp dịch vụ, sử dụng các tài sản khác của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền thuê và cổ tức. Doanh thu là luồng thu gộp các lợi ích kinh tế: trong kỳ, phát sinh từ quá trình hoạt động thông thường, do tăng vốn chứ không phải phần đóng góp của những người góp cổ phần. Doanh thu loại trừ những khoản thu thay cho bên thứ ba ví dụ như thuế giá trị gia tăng
    Về công tác hạch toán, doanh thu phải được tính toán theo giá trị thực tế của khoản hoàn trả nhận được.
    Doanh thu bán hàng được công nhận khi:
    - Rủi ro và lợi ích quan trọng của việc sở hữu hàng hoá được chuyển
    sang cho người mua
    - Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quyền quản lý sở hữu cũng
    không giám sát hiệu quả của hàng bán ra.
    - Số doanh thu có thể tính toán một cách chắc chắn
    - Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
    - Chi phí giao dịch có thể tính toán một cách chắc chắn
    Dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 công bố chuẩn mực kế toán Việt Nam trong đó chuẩn mực số 14 về Doanh thu và thu nhập đã quy định:
    Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàngcho đơn vị chủ hàng thì doanh thu của người nhận đại lýchỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được.
    Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng doanh thu bán hàng là số tiền ghi trong hoá đơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh tế về mua bán và cung cấp sản phẩm, hàng hoá hoặc các chứng từ khác có liên quan đến việc bán hàng.
    Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả năm điều kiện sau:
    - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
    quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua
    - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như
    người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
    - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
    - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao
    dịch bán hàng.
    - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
    Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT dẫn đến nội dung của chỉ tiêu doanh thu khác nhau. Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ tiêu doanh thu bán hàng có thuế GTGT đầu ra phải nộp. Ngược lại, đối với cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT đầu vào thì trong doanh thu gồm cả thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đầu ra, vì thế chỉ tiêu về doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT đầu ra.
     
Đang tải...