Luận Văn Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long
    LỜI MỞ ĐẦU
    Một doanh nghiệp dù được thành lập với mục đích hoạt động nào đều hướng tới mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt khiến cho vấn đề này càng trở nên cấp thiết. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, vươn lên phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả để không những tạo ra thu nhập cho mình mà còn phải chiến thắng trong cuộc cạnh tranh cho sự tồn tại và phát triển.
    Chính vì vậy, việc hạch toán tiền lương trong các doanh nghiệp hiện nay là rất cần thiết. Đối với doanh nghiệp thì tiền lương là một chi phí không nhỏ trong giá thành sản phẩm tạo ra, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để đảm bảo cuộc sống và tái sản xuất sức lao động. Chính vì vậy, cần phải có một chế độ tiền lương luôn đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế, để kích thích lao động và góp phần quản lí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô giáo Hà Thị Ngọc Hà và các cán bộ của Phòng kế toán, em chọn đề tài: “Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long”
    Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần:
    Phần 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
    Phần 2: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long.
    Phần 3: Phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long.

    PHẦN 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

    1.1. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
    1.1.1 Khái niệm và bản chất tiền lương:
    1.1.1.1 Khái niệm:
    Tiền lương là khoản thù lao lao động mà người lao động được hưởng (được trả) cho công việc đã làm nhằm bù đắp hao phí lao động và tái sản xuất sức lao động.
    Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân mà Nhà nước phân phối cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động của họ, thực chất tiền lương đã được kế hoạch hoá từ Trung ương đến địa phương.
    Trong nền kinh tế thị trường, quan điểm về tiền lương đang thay đổi để phù hợp với cơ chế quản lý mới, phát huy vai trò đòn bẩy của tiền lương.
    Trong doanh nghiệp sản xuất, tiền lương là một loại chi phí - chi phí về lao động sống - một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
    Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập chính để mua tư liệu sinh hoạt, các dịch vụ cần thiết cho cuộc sống thường nhật và thoả mãn các nhu cầu về văn hoá tinh thần cho người lao động và gia đình họ.
    Tiền lương là phạm trù kinh tế gắn với lao động tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực sản xuất và gắn bó với doanh nghiệp.
    1.1.1.2 Bản chất:
    Nếu như trong nền kinh tế bao cấp thì tiền lương không phải là giá cả sức lao động vì nó không được thừa nhận là hàng hoá - không ngang giá theo qui luật cung cầu. Thị trường sức lao động về danh nghĩa không còn tồn tại trong nền kinh tế quốc dân và phụ thuộc vào qui định của Nhà nước. Chuyển sang cơ chế thị trường buộc chúng ta có những thay đổi lại nhận thức vấn đề này.
    Trước hết, sức lao động là một thứ hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất. Tính chất hàng hoá của sức lao động có thể bao gồm không chỉ lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân mà cả công chức viên làm việc trong lĩnh vực quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. Tuy nhiên, do đặc thù riêng trong sử dụng lao động của từng khu vực mà các quan hệ thuê mướn, mua bán hợp đồng lao động cũng khác nhau, các thoả thuận về tiền lương cũng khác nhau. Mặt khác, tiền lương phải là tiền trả cho sức lao động, tức giá cả hàng hoá sức lao động mà người lao động và người thuê lao động thoả thuận với nhau theo qui luật cung cầu, giá cả trên thị trường. Tiền lương là bộ phận cơ bản của người lao động.
    Tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là một phần cấu thành chi phí nên nó được tính toán, quản lí chặt chẽ. Đối với người lao động thì tiền lương là quá trình thu nhập từ lao động của họ, là phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số người lao động. Do vậy, phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích cao nhất của người lao động và chính mục đích này đã taọ động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.
    Cùng với tiền lương (tiền công) các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Việc tính toán xác định chi phí về lao động sống dựa trên cơ sở quản lí và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Tính thù lao lao động và thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian kết quả lao động, mặt khác góp phần tính đúng đủ chi phí của hoạt động kinh doanh.
    1.1.2. Chức năng của tiền lương:
    Tiền lương có 5 chức năng như sau:
    - Chức năng tái sản xuất sức lao động: vì nhờ có tiền lương, người lao động mới duy trì được năng lực làm việc lâu dài, sản xuất ra sức lao động mới, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ để đảm bảo cung cấp cho người lao động nguồn vật chất cần thiết để thực hiện quá trình tái sản xuất sức lao động.
    - Chức năng đòn bẩy kinh tế: tiền lương là khoản thu nhập chính, là nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động và gia đình họ. Vì vậy, nó là động lực kích thích họ phát huy tối đa khả năng và trình độ làm việc của mình. Trong một doanh nghiệp, nếu sử dụng công cụ tiền lương một cách hợp lẽ sẽ góp phần tăng năng suất lao động và thúc đẩy sản xuất phát triển.
    - Chức năng công cụ quản lí Nhà nước: Thực tế, giữa người sử dụng lao động và người lao động có những mong muốn khác nhau. Các doanh nghiệp - là người sử dụng lao động luôn muốn đạt mục tiêu giảm tối đa chi phí sản xuất. Người lao động lại muốn được trả lương cao để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, Nhà nước đã xây dựng các chế độ, chính sách lao động và tiền lương để làm hành lang pháp lí cho cả hai bên
     
Đang tải...