Chuyên Đề Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu






    Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nói chung nền kinh tế của chúng ta đã có nhiều thay đổi lớn, các nguồn lực trong dân chúng được khai thác rất có hiệu quả. Nguồn lực tạo ra giá trị mới được nhìn nhận, sự thay đổi về nhận thức và vai trò quan trọng của sức lao động và bản chất của tiền lương trong sản xuất kinh doanh được đánh giá đúng mức. Trong giai đoạn hiện nay khi mà nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sản xuất thì vấn đề tiền lương càng trở nên đa dạng, phức tạp. Trong khi đó các doanh nghiệp đóng vai trò là những tế bào của nền kinh tế cũng đã phải xây dựng cho mình một chính sách về lao động và tiền lương cho phù hợp với mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình nhằm đảm bảo hài hoà về lợi ích kinh tế giữa người lao động và doanh nghiệp Tổ chức tốt công tác quản lý lao động tiền lương không những giúp cho doanh nghiệp tính và trả lương chính xác kịp thời, phân bổ đúng tiền lương vào giá thành sản phẩm, đảm bảo thực hiện đúng chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, và các quyền lợi khác đối với người lao động mà qua đó còn có tác dụng động viên, khuyến khích kịp thời người lao động phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời tạo cho doanh nghiệp một lợi thế trên thị trường về chi phí sản xuất, năng xuất lao động và khả năng cạnh tranh. Tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tinh thần cũng như kinh tế, chính trị. Là một phần thù lao lao động cơ bản của người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho nên chính sách lao động tiền lương phải được vận dụng một cách rất linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tính chất công việc của từng doanh nghiệp.
    Chính vì những đặc điểm quan trọng như vậy nên qua hai tháng thực tập tại


    công ty Cổ phần 19/5 Đoan Hùng em đã tìm hiểu và chọn đề tài

    “ Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại


    Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng “






    Nội dung bài luận văn của em gồm những phần chính sau:


    Chương I: Một số lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các


    khoản trích theo lương tại công ty


    Chương III: Đánh giá chung và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng





    Chương I


    Một số lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương






    I. Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
    1. Khái niệm, ý nghĩa, bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương.
    1.1 Khái niệm về tiền lương


    Lao động là một hoạt động chân tay và trí óc mà con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tạo ra các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của xã hội. Vì vậy khi sức lao động trở thành hàng hoá thì bản thân lao động lại mang giá trị khi người lao động bán sức lao động của họ để nhận được một lượng giá trị dưới hình thức tiền lương hay tiền công.Vậy có thể định nghĩa:
    Tiền lương là một khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động


    theo số lượng sản phẩm hoặc sức lao động mà họ đã bỏ ra.


    1.2 ý nghĩa của tiền lương


    Có thể hiểu rằng tiền lương chính là phương tiện để tái sản xuất sức lao động của người lao động đem cống hiến cho xã hội. Nó là một khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, do vậy mà tiền lương không chỉ đảm bảo điều kiện sống cho cá nhân người lao động mà nó còn phải đảm cuộc sống cho cả gia đình họ. Xuất phát từ điều kiện đó mà nhà nước ta phải quy định mức lương cơ bản để có thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động và cả gia đình của họ trong điều kiện bình thường.
    Tiền lương gắn với người lao động và trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế, nó kích thích vật chất đối với người lao động và làm cho họ lao động một cách tích cực, có kỷ luật với chất lượng sản phẩm và kết quả ngày càng cao. Để thực hiện chức năng này thì việc trả lương phải gắn với kết quả lao động

    theo nguyên tắc: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, có sức lao động


    không làm thì không được hưởng.


    1.3 Bản chất của tiền lương


    Về bản chất tiền lương chính là giá cả của một loại hàng hoá đặc biệt đó chính là hàng hoá sức lao động của người lao động. Nghĩa là khi người lao động bỏ sức lao động của mình để hoàn thành một sản phẩm hàng hóa nào đó và được trả một khoản tiền nhất định để bù vào phần hao phí sức lao động của mình.
    Trong cơ chế thị trường bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc biệt đó là quy luật cung – cầu.
    2. Các khoản trích theo lương


    Ngoài tiền lương được trả để đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của mình các khoản trích: BHYT, BHXH, KPCĐ gọi là các khoản trích theo lương để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
    2.1 Quỹ bảo hiểm y tế


    Trong các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp sản xuất và thương mại, thì doanh nghiệp đều phải trích lập quỹ BHYT để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp của mình. Quỹ bảo hiểm y tế thực chất chính là sự trợ cấp về y tế cho người lao động tham gia bảo hiểm, quỹ BHYT được trích lập 3% trên tổng mức lương cơ bản, trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1% do người lao động đóng trên tổng số tiền lương cơ bản và trừ vào thu nhập của người lao động.
    Quỹ bảo hiểm y tế được doanh nghiệp nộp cho cơ quan chuyên trách dưới hình thức mua BHYT để phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho CBCNV như khám bệnh, viện phí tiền thuốc . nhằm giúp họ một phần nào đó về tài chính khi xảy ra rủi ro trong qúa trình sản xuất kinh doanh.

    2.2 Quỹ bảo hiểm xã hội


    Quỹ BHXH được hiểu là sự bảo vệ của xã hội các thành viên của mình, thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống phá lại tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội do bị mất mát hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, bệnh tật, chết .
    Theo như chế độ của nhà nước quy định hiện nay chính sách BHXH được áp dụng với tất cả các lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, đối với tất cả các thành viên trong xã hội hoặc những người có điều kiện tham gia BHXH để được hưởng trợ cấp BHXH, trong doanh nghiệp quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương mức phải trả cho CBCNV trong tháng và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Quỹ BHXH ở các doanh nghiệp được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương cơ bản của người lao động trong đó người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ tiền lương cơ bản mà người lao động tham gia BHXH trong doanh nghiệp, người lao động đóng 5% trên tổng tiền lương cơ bản và trừ vào thu nhập trong tháng của người lao động. Tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp phải trực tiếp chi trả BHXH cho người lao động nếu họ bị ốm. đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên cơ sở lập các chứng từ hợp lý, hợp lệ cuối tháng doanh nghiệp sẽ quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
    Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở Bộ LĐTBXH thông qua hệ thống tổ chức BHXH theo ngành dọc từ cơ quan BHXH là các sở, phòng LĐTBXH của Tỉnh, quận, phường, xã đến quỹ BHXH tại Bộ Lao động-Thương binh xã hội quản lý thực hiện.
    3.3 Kinh phí công đoàn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...