Luận Văn Hạch toán tiền lương và bảo hiểm

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hạch toán tiền lương và bảo hiểm
    LỜI MỞ ĐẦU

    Nêu ra 3 yếu tố của lao động, đó là: lao động của con người, đối tượng lao động và công cụ lao động. Thiếu một trong ba yếu tố đó quá trình sản xuất sẽ không diễn ra. Nếu xét về mức độ quan trọng thì lao động của con người là yếu tố đóng vai trò quyết định nhất. Không có sự tác động của con người vào tư liệu sản xuất (2 yếu tố sau) thì tư liệu sản xuất không thể phát huy được tác dụng.
    Đối với người lao động, sức lao động họ bỏ ra là để đạt được lợi ích cụ thể, đó là tiền công (lương) mà người sử dụng lao động của họ sẽ trả. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phân tích hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) rất được người lao động quan tâm. Trước hết là họ muốn biết lương chính thức được hưởng bao nhiêu, họ được hưởng bao nhiêu cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và họ có trách nhiệm như thế nào với các quỹ đó. Sau đó là việc hiểu biết về lương và các khoản trích theo lương sẽ giúp họ đối chiếu với chính sách của Nhà nước quy định về các khoản này, qua đó biết được người sử dụng lao động đã trích đúng, đủ cho họ quyền lợi hay chưa. Cách tính lương của doanh nghiệp cũng giúp cán bộ công nhân viên thấy được quyền lợi của mình trong việc tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp.
    Còn đối với doanh nghiệp, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về quá trình hạch toán lương tại doanh nghiệp giúp cán bộ quản lý hoàn thiện lại cho đúng, đủ, phù hợp với chính sách của Nhà nước, đồng thời qua đó cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp được quan tâm bảo đảm về quyền lợi sẽ yên tâm hăng hái hơn trong lao động sản xuất. Hoàn thiện hạch toán lương còn giúp doanh nghiệp phân bổ chính xác chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhờ giá cả hợp lý. Mối quan hệ giữa chất lượng lao động (lương) và kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện chính xác trong hạch toán cũng giúp rất nhiều cho bộ máy quản lý doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định chiến lược để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của lao động tiền lương, trong thời gian trực tập tại Công ty xây dựng Sông Đà I, nhờ sự giúp đỡ của phòng kế toán và sự hướng dẫn của Thầy giáo, em đã đi sâu tìm hiểu đề tài: “Hạch toán tiền lương và bảo hiểm”.
    NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC XÂY DỰNG GỒM 3 CHƯƠNG:
    Chương I: Những lý luận cơ bản về tiền lương và bảo hiểm
    Chương II:Thực trạng hạch toán tiền lương và bảo hiểm tại Công ty xây dựng Sông Đà
    Chương III: Nhận xét, đánh giá và một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và bảo hiểm ở Công ty xây dựng Sông Đà


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG II 3
    NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM 3
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3
    II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ TIỀN LƯƠNG 5
    1. Hình thức trả lương theo thời gian 5
    2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 7
    3. Hình thức trả lương khoán 10
    III. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN 12
    1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) 12
    2. Bảo hiểm y tế (BHYT) 14
    3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 14
    IV. NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH, BHYT, KPCĐ 15
    V. CHỨNG TỪ BAN ĐẦU ĐỂ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, BHYT, KPCĐ 15
    1. Hạch toán thời gian lao động 16
    2. Hạch toán kết quả lao động 17
    3. Hạch toán thanh toán lương với người lao động 18
    VI. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VỀ TIỀN LƯƠNG 19
    1. Tài khoản sử dụng 19
    2. Nghiệp vụ hạch toán 20
    VII. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VỀ BHXH, BHYT, KPCĐ 22
    1. Hạch toán BHXH 22
    2. Hạch toán BHYT 24
    3. Hạch toán KPCĐ 25
    VIII. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỔ TIỀN LƯƠNG 26
    CHƯƠNG II 27
    THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ I 27
    I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 27
    II. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 31
    III. BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 32
    IV. ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY 34
    1. Nguyên tắc trả lương 35
    2. Những quy chế cụ thể 35
    3. Tổ chức thực hiện 37
    V. QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY 40
    1. Hình thức trả lương và quỹ tiền lương của Công ty 40
    2. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ của Công ty 43
    3. Hạch toán số lượng lao động ở Công ty 45
    4. Hạch toán sử dụng thời gian lao động tại Công ty 49
    5. Hạch toán kết quả lao động 53
    CHƯƠNG III 80
    NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ I 80
    I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁCHẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ I 80
    II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ I 81
    KẾT LUẬN 91
     
Đang tải...