Luận Văn Hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội tại công ty TNHH Dệt may Thái Sơn Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội tại công ty TNHH Dệt may Thái Sơn Hà Nội[TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]LỜI NÓI ĐẦU

    Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng kéo theo sự thay đổi về hoạt động quản lý và cơ chế quản lý kế toán luôn luôn tồn tại gắn liền với quản lý. Do vậy ngày càng có nhiều cải tiến đổi mới về mọi mặt. Để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội.
    Trong đó tiền lương được coi là hàng đầu của chính sách kinh tế xã hội. Nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống lao động. Tiền lương tác động đến sản xuất không chỉ từ phía sức lao động mà nó còn chi phối tình cảm, sự nhiệt tình của người lao động. Chính vì vậy mà công tác tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng, nó đòi hỏi phải giải quyết hài hoà giữa 3 loại lợi ích sau.
    Nhà nước, các doanh nghiệp và người lao động nhằm tạo ra điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Trong cơ chế quản lý kinh tế, tiền lương là một đòn bẩy quan trọng vì vậy cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế hiện nay đòi hỏi tiền lương cũng không ngừng đổi mới sao cho phù hợp để thực sự là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ trong các doanh nghiệp. Đổi mới công tác tiền lương không chỉ là yêu cầu đối với cơ quan cấp trên mà còn là yêu cầu của từng cơ sở sản xuất, của từng doanh nghiệp. Việc chi trả lương hợp lý cho người lao động sẽ kích thích người lao động quan tâm đến sản xuất, tạo điều kiện phát triển sản xuất của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tổ chức tốt công tác hạch toán tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, bảo đảm việc chi trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ.
    Vì vậy hạch toán kinh doanh trở thành một vấn đề cấp thiết có tầm quan trọng trong toàn bộ nền sản xuất của nước ta hiện nay nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Việc thanh toán lấy thu bù chi có lãi vừa là động lực vừa là mục tiêu của các nhà sản xuất đòi hỏi phải quan tâm tới các khâu trong quá trình sản xuất, đặc biệt đối với chi phí lao động phải được chú ý quan tâm nhiều nhất. Bởi vì nó là một trong những chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm. Việc sử dụng lao động hợp lý sẽ tiết kiệm được chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, củng cố tinh thần cho người lao động.
    Kết hợp giữa kiến thức đã học ở nhà trường và qua thời gian thực tập, và cùng với sự hướng dẫn của cán bộ phòng kế toán ở công ty TNHH Dệt may Thái Sơn Hà Nội em đã mạnh dạn chọn chuyên đề: “Hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội tại công ty TNHH Dệt may Thái Sơn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
    Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
    Chương II: Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội.
    Chương III: Một số ý kiến và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội.

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu
    Chương : Cơ sở lý luận chung về tiền lương và các khoản trích
    theo lương
    I. Những vấn đề chung về tiền lương và các khoỉan trích theo lương
    I.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của tiền lương
    I.1.1. Khái niệm và bản chất của tiền lương
    I.1.2. Vai trò và chức năng của tiền lương
    I.2. Mục đích, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích
    theo lương
    I.3. Phân loại tiền lương
    I.4. Nguyên tắc hạch toán
    I.5. Hình thức trả lương, nội dung quỹ tiền lương và các khoản trích
    theo lương
    I.5.1. Các hình thức trả lương
    I.5.2. Nội dung quỹ lương
    I.5.3. Nội dung các khoản trích theo lương
    I.6. Tiền thưởng và vai trò của tiền thưởng
    II. Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    trong các doanh nghiệp sản xuất
    II.1. Khái niệm và nguyên tắc hạch toán tiền và các khoản trích
    theo lương
    II.1.1. Khái niệm về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    II.1.2. Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    II.2. Hạch toán lao động
    II.2.1. Hạch toán số lương và thời gian lao động
    II.2.2. Hạch toán kết quả lao động
    II.3. Hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ
    II.4. Kế toán tiền lương
    II.4.1. Kế toán chi tiết tiền lương
    II.4.2. Kế toán tổng hợp tiền lương
    Chương II: Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích
    theo lương tại Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I. Giới thiệu chung về Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty
    I.3. Tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I.3.1. Nguồn vốn trong Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I.3.2. Lao động trong công ty
    I.3.3. Cơ cấu quản lý và tổ chức sản xuất ở Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I.3.4. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua và
    định hướng phát triển của công ty
    I.4. Công tác tổ chức kế toán tại Công ty TNHH dệt may Thái Sơn
    Hà Nội
    I.4.1. Đặc điểm của bộ máy kế toán
    I.4.2. Hình thức sổ kế toán tại công ty
    I.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I.5.1. Về công tác quản lý
    I.5.2. Về công tác kế toán
    II. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may Bắc Ninh
    II.1. Sổ sách và chứng từ hạch toán
    II.1.1. Bảng chấm công
    II.1.2. Giấy nghỉ ốm
    II.1.3. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
    II.1.4. Biên bản ngừng việc, làm thêm giờ
    II.1.5. Biên bản, phiếu xác nhận công việc hoàn thành
    II.1.6. Bảng tính lương
    II.1.7. Phiếu chi
    II.1.8. Chứng từ nghi sổ
    II.2. Tình hình tổ chức tiền lương ở Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    II.2.1. Hình thức trả lương tại công ty
    II.2.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
    Chương III: Một số ý kiến đánh giá, đề xuất về hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I. Những đánh giá, nhận xét về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I.1. Nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    I.1.1. Ưu điểm
    I.1.2. Những nhược điểm
    II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạchh toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH dệt may Thái Sơn Hà Nội
    II.1. Về công tác quản lý
    II.2. Về công tác hạch toán
    Kết luận
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...