Luận Văn Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương với nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ lương tại Xí nghi

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    lao động của con người - theo MAC -Là một trong 3 yếu tố quan trọng và quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội lao động có năng xuất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn thịnh của mọi quốc gia.

    Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình khi nhận được mức thù lao thoả đáng. Bởi vậy,đối với doanh nhiệp -Một chính sách tiền lương thoả đáng với việc phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán tiền lương kịp thời cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng xuất lao động, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống con người.

    Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm: BHXH(bảo hiểm xã hội ), BHYT(bảo hiểm y tế ), KPCĐ(kinh phí công đoàn ), QDPTCMVL(quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm).Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng thành viên.

    Để đảm bảo công bằng giữa lao động và chủ doanh nhiệp. Nhà nước đã xây dựng các chế độ về quản lý và hoạch toán tiền lương làm hành lang pháp lý cho cả hai bên. Dựa trên chế độ chính sách nhà nước, mỗi doanh nhiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất công việc để có những vận dụng phù hợp nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất có thể.

    Xí Nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 là một doanh nhiệp nhà nước có quy mô sản xuất tương đối lớn so vơí các doanh nghiệp cùng ngành với doanh thu hàng năm khoảng hơn 80 tỷ đồng và số lao động thường xuyên khoảng hơn 460 người. Vì vậy việc xây dựng cơ chế tiền lương phù hợp, hạch toán hợp lý giúp cho xí nghiệp đạt được hiệu quả lớn hơn cả về kinh tế lẫn môi trường làm việc, từ đó giúp xí nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình và mục tiêu do nhà nước đề ra.

    Nhận thức được tầm quan của vấn đề trên cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Đức Vinh cùng các anh chị phòng kế toán tài vụ xí nghiệp. Tôi chọn đề tài: Hoàn thiện hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ lương tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 làm bài thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung báo cáo gồm ba phần chính.

    PhầnI : Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

    Phần II : Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2

    Phần III : Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương


    PHẦN I . LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.



    I. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG :

    1 KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG: tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào số lượng lao động, chất lượng lao động, thời gian lao động mà họ đã cống hiến cho doanh nghiệp.

    2 CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

    a. Bảo hiểm xã hội : theo chế độ hiện hành, bảo hiểm xã hội được trích 20% quỹ lương cơ bản kể cả các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp trách nhiệm, đắt đỏ, thâm niên, khu vực ) trong đó doanh nghiệp chịu 15% tính vào chi phí, người lao động chịu 5% tính trừ vào thu nhập hàng tháng của họ, cả 20% doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan bảo hiểm cấp trên để đài thọ cho các đối tượng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Trong các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất.

    b. Bảo hiểm y tế : được trích 3% quỹ lương cơ bản kể cả các khoản phụ cấp thường xuyên trong đó doanh nghiệp chịu 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động chịu 1% tính trừ vào thu nhập hàng tháng của họ cả 3% doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan bảo hiểm y tế cấp trên để đài thọ cho các đối tượng có tham gia đóng bảo hiểm y tế nhằm chăm lo và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

    c. Kinh phí công đoàn : được trích 2% quỹ lương thực tế phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong đó doanh nghiệp phải nộp 1% cho tổ chức công đoàn cấp trên 1% để lại công đoàn cấp trên cơ sở nhằm chi tiêu cho hoạt động công đoàn của cấp cơ sở

    d. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm : Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích theo tiền lương tính vào chi phí, do các doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm, tuy nhiên dao động từ 10%_ 30% trên quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

    3. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG :

    Nền sản xuất xã hội được cấu thành từ 3 yếu tố cơ bản là lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất bởi nó mang tính chủ động và quyết định. Người lao động bỏ sức lao động của mình kết hợp tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động để tạo nên của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, sức lao động không phải là vô tận mà nó phải được tái tạo lại để đảm bảo cho sự sống của con ngươì cũng như sự liên tục của quá trình sản xuất xã hội. Và như vậy, người sử dụng phải trả cho người bỏ sức lao động hao phí một khoản thù lao, khoản thù lao này được gọi là tiền lượng.

    Tuy nhiên, dưới một chế độ chính trị xã hội thì có những quan điểm khác nhau về tiền lương. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa do quan niệm về sở hữu, tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của sức lao động, là giá cả của sức lao động biểu hiện ra ngoài như giá cả của lao động, quan niệm này che đậy bản chất của chủ nghĩa tư bản.

    Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, sở hữu là sở hữu toàn dân do vậy quy luật cung cầu thị trường không còn tồn tại, tiền lương được hiểu là một phần của thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động . Như vậy tiền lương không còn là giá trị sức lao động nhưng mang ý nghĩa tích cực tạo ra sự phân phối công bằng thu nhập quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá vì vậy, nó cũng là giá cả và phụ thuộc vào cung cầu như các loại hàng hoá khác. Tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị của sức lao động. Khi đó, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng trả cho người ứng sức lao động tuân theo quy luật cung cầu của thị trường và pháp luật của nhà nước.

    Ở Việt Nam trong suốt giai đoạn dài trong cơ chế bao cấp một phần thu nhập quốc dân được tách ra làm quỹ lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch .Tiền lương chịu sự tác động của quy luật phát triển cân đối có kế hoạch, sự chi phối trực tiếp của nhà nước thông qua các chế độ, chính sách tiền lương.Với cơ chế này, tiền lương không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không đảm bảo cuộc sống ổn định cho nhân dân. Vì thế nó không tạo động lực phát triển sản xuất. Từ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, sức lao động được coi là hàng hoá và tiền lương được hiểu với đúng bản chất của nó. Điều 55 Bộ luật lao động ghi “ tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.

    Tuy nhiên trong thực tế, cái mà người lao động yêu cầu không phải là khối lượng tiền lương mà họ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương. Vấn đề này liên quan đến hai khái niệm về tiền lương: tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.

    _Tiền lương danh nghĩa là khối lượng tiền trả cho công nhân viên dưới hình thức tiền tệ. Đây là tổng số tiền mà người lao động thực tế nhận được,song giá trị của đồng tiền phụ thuộc giá cả hàng hoá. Người ta dùng khái niệm tiền lương thực tế để xác định khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người lao động có được thông qua tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa và chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ, thể hiện ở:

    Tiền lương danh nghĩa

    Tiền lương thực tế =

    Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ


    Khi chỉ số tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn tỷ số giá cả có nghĩa là thu nhập người lao động tăng lên và ngược lại. Khi tiền lương không đảm bảo cho đời sống cán bộ công nhân viên. Khi đó tiền lương không hoàn thành vai trò của mình là tái sản suất sức lao động. Tiền lương luôn phải gắn với thực tế để đảm bảo cho sự phát triển nguồn lực con người.

    Để hiểu thêm về bản chất tiền lương, ta cần làm rõ các vấn đề sau :

    *Chức năng của tiền lương :

    Tiền lương có 5 chức năng cơ bản sau :

    _ Chức năng tái sản xuất sức lao động : theo Mác “ sức lao động là toàn bộ khả năng về trí lực tạo nên cho con người khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xẵ hội “ .Sức lao động được duy trì và phát triển nhờ có tái sản xuất sức lao động sản suất ra sức lao động mới (hay tái sản xuất sức lao động là để duy trì và phát triển sức lao động của người lao động ), tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ . Tiền lương đảm bảo cung cấp cho người lao động vật chất cần thiết để thực hiện quá trình tái sản xuất sức lao động.

    _ Chức năng đòn bẩy kinh tế : Với người lao động, tiền lương là thu nhập chính đảm bảo cho cuộc sống của họ. Vì vậy tiền lương là động lực thu hút họ, kích thích họ phát huy năng lực tối đa, gắn trách nhiệm của mình với doanh nghiệp và nó thường thể hiện khả năng và trình độ của người lao động . Khi doanh nghiệp biết dùng công cụ tiền luơng một cách hợp lý thì sẽ phát huy được khả năng và
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...