Báo Cáo Hạch toán tiền lương & các khoản trích theo lương trong Doanh Nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP


    I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

    Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm tác động biến các vật tự nhiên thành các vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người.

    Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất.

    Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng và kết quả lao động.

    Tiền lương là nguồn thu nhập của công nhân viên chức.

    Tiền lương là một phạm trù kinh tế phức tạp mang tính lịch sử và có ý nghĩa chính trị – xã hội to lớn và ngược lại tiền lương cũng chịu tác động mạnh mẽ của xã hội, của tư tưởng chính trị.

    Trong xã hội TBCN, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.

    Trong XHCN, tiền lương không phải là giá cả của sức lao động mà là một phần giá trị vật chất trong tổng sản phẩm xã hội dùng để phân phối cho người lao động theo nguyên tắc: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

    Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, một phần thu nhập quốc dân được tách ra làm quĩ lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch tiền lương, chịu tác động của quy luật phát triển qua các chế độ chính sách tiền lương do hội đồng Bộ trưởng ban hành. Tiền lương cụ thể bao gồm phần trả bằng tiền dựa trên hệ thống tháng lương, bảng lương và phần trả bằng hiện vật thông qua hệ thống tem phiếu, sổ . (chiếm tỉ lệ lớn). Theo cơ chế này tiền lương không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không đảm bảo một cuộc sống ổn định cho nhân dân. Vì vậy nó không tạo ra được một động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

    Trong cơ chế thị trường, sức lao động có giá cả như những loại hàng hóa khác, có thể biến động ( ) phụ thuộc vào qua hệ cung cầu sức lao động. Nếu cung lớn hơn cầu sức lao động thì tiền lương giảm xuống. Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu sức lao động thì tiền lương sẽ được nâng lên. Tiền lương trong cơ chế thị trường chịu sự điều tiết của Nhà nước, hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động.

    Mặc dù căn cứ vào giá trị sức lao động để xác định mức tiền lương nhưng tiền lương mà người lao động nhận được lại căn cứ vào mức lao động đóng góp. Số đo chất lượng và số lượng lao động tiêu hao là thời lượng sản phẩm được sản xuất ra. Như vậy, ai làm được việc nhiều, tạo ra được nhiều sản phẩm thì người đó sẽ nhận được nhiều tiền lương.

    Hiểu rõ được bản chất tiền lương chúng ta sẽ đưa ra được chính sách ngày càng hoàn thiện hơn để giúp người lao động yên tâm hơn trong công tác và tạo điều kiện để tiền lương phát huy hết chức năng của nó.

    1.1. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG

    + Chức năng thước đo giá trị
    + Chức năng tái sản xuất sức lao động.
    + Chức năng kích thích sức lao động bảo đảm cho người lao động làm việc có hiệu quả, khuyến khích tăng năng suất lao động.
    + Chức năng giám sát lao động.
    + Chức năng điều hòa lao động.
    + Chức năng tích luỹ đảm bảo tiền lương cho người lao động.

    1.2. NGUYÊN TẮC TÍNH TRẢ LƯƠNG
     
Đang tải...