Luận Văn Hạch toán thuế gtgt tại công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ Đà nẵng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP
    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ GTGT TRONG DnOANH NGHIỆP
    1. Khái niệm và đặc điểm
    1.1. khái niệm
    Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đây là loại thuế gián thu do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán (Điều 1, nghị định số 28/ 1998,NĐ-CP ngày11/5/1998 của Chính Phủ)
    1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
    Trong mỗi khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì thuế GTGT điều được tính trên giá trị bán ra.
    Tính thuế GTGT giai đoạn sau đều phải trừ thuê GTGT đã nộp ở giai đoạn trước. Do vậy không gây ra hiện tượng trùng lặp.
    Hiệu quả của thuế GTGT không phụ thuộc vào việc tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế cho dù sản phẩm có trải qua bao nhiêu giai đoạn thì tổng số thuế phải nộp cũng chỉ bằng thuế suất nhân với giá mua của người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, thuế GTGT không gây đột biến giá sản xuất khi sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến.
    Mức thuế GTGT thường được xây dựng căn cứ vào công dụng vật chất của sản phẩm.
    2. Đối tượng nộp thuế GTGT
    (Qui định tại điều 3, nghị định số 28/1998 NĐ-CP ngày 11/5/1998 của chính phủ). Bao gồm các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, gọi chung là người nhập khẩu.
    Đối tượng chiu thuế và không chịu thuế GTGT:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...