Luận Văn Hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản Xuất

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Bống Hà, 5/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Nó đòi hỏi phải được bổ sung thường xuyên theo chu kì sản xuất và được dữ trữ tuỳ theo tiến trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách trôi chảy, không bị gián đoạn. Vì vậy, nguyên vật liệu được coi là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Mục tiêu của các doanh nghiệp khi tham gia sản xuất là hướng tới lợi nhuận . Do đó vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là quản lý việc sử dụng và tồn kho của nguyên vật liệu như thế nào để một mặt đảm bảo cung ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất trong doanh nghiệp, mặt khác tiết kiệm được chi phí, trên cơ sở đó hạ giá thành, tạo lợi thế cạnh tranh.
    Kế toán nguyên vật liệu là một trong những công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý nguyên vật liệu. Hạch toán nguyên vật liệu chính xác giúp các nhà quản lý có thể nhận biết đầy đủ về tình hình sử dụng và dữ trữ nguyên vật liệu, từ đó có thể đề ra những chiến lược phù hợp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh. Từ 1/1/1999 luật thuế giá trị gia tăng ra đời thay thế cho thuế doanh thu đã làm nảy sinh những điểm mới trong công tác kế toán nguyên vật liệu. Đó là những thay đổi có tác động tích cực đối với công tác kế toán nói chung và đối với kế toán nguyên vật liệu nói riêng.
    Thấy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, trong chuyên đề cuối khoá em chọn đề tài “Hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất” với mong muốn tìm hiểu về công tác hạch toán nguyên vật liệu, thực trạng trong các doanh nghiệp hiện nay, từ đó đề xuất một số ý kiến.
    Trong nội dung của chuyên đề này, em sẽ trình bày theo bố cục sau:
    Phần I: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu
    Phần II: Thực trạng và một số ý kiến đề xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...