Tiểu Luận Hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam



    MỞ ĐẦU

    PHẦN I

    I.Tổng quan về hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam


    1) Các khái niệm

    -Ngoại tệ:Là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

    -Tỷ giá hối đoái:Là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.

    -Chênh lệch tỷ giá hối đoái: là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng 1 số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau.

    Tỷ giá hối đoái cuối kỳ: là tỷ giá hối đoái sử dụng tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

    Đầu tư thuần tại một cơ sở ở nước ngoài: là phần vốn của doanh nghiệp báo cáo trong tổng tài sản thuần của cơ sở nước ngoài đó.

    Các khoản mục tiền tệ: là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được.

    Các khoản mục phi tiền tệ: là các khoản mục không phải các khoản mục tiền tệ.

    Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các biến có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

    các giao dịch bằng ngoại tệ

    Ghi nhận ban đầu

    1- Một giao dịch bằng ngoại tề là giao dịch được xác định bằng ngoại tề hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:

    a) mua hoặc bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ;

    b) vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ;

    c) Trở thành một đối tác ( một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện ;

    d) Mua hoặc thanh lý các tài sản: phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ;

    đ) Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.

    2- Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ ngày giao dịch.

    3- Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngày. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch.

    Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó.

    Báo cáo tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

    1- Tại ngày lập bảng cân đối kế toán:

    a) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái hối đoái cuối kỳ;

    b) Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch;

    c) Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.

    2- Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán có liên quan: ví dụ hàng tồn kho được xxác định theo giá gốc, tài sản cố định được xác định theo nguyên giá cho dù giá trị ghi sổ được xác định trên cơ sở giá gốc, nguyên giá hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định của các khoản mục có gốc ngoại tệ sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực này.

    Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

    1- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, được xử lý như sau:

    a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên bảng cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đua vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...