Báo Cáo Hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơn



    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 2%"][/TD]
    [TD="width: 96%"]Lời nói đầu
    Nền kinh tế nước ta chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường là thách thức lớn với mọi thành phần kinh tế. Bởi vậy muốn tồn tại một doanh nghiệp đứng vững trong thị trường kinh doanh hiện nay tuỳ thuộc vào kết quả quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà cụ thể là các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Muốn tồn tại chúng ta đòi hỏi các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp cần phải giám sát chỉ đạo thực hiện sát sao mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trong đơn vị mình. Để thực hiện tốt vấn đề này không gì thay thế ngoài việc hạch toán đầy đủ, chi tiết và kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ bởi thông qua hạch toán các khoản doanh thu, chi phí được đảm bảo tính đúng , đầy đủ, từ đó xác định được chính xác kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp .
    ã Với doanh nghiệp vừa mang tính chất thương mại, tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp , giải quyết tốt khâu tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thực sự thực hiện được chức năng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều đó cho thấy công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán xác định xác định kết quả kinh doanh nói riêng là khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải lựa chọn kinh doanh mặt hàng nào có lợi nhất, các phương thức tiêu thụ để làm sao bán được nhiều mặt hàng nhất. Doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư hay chuyển sang hướng khác. Do vậy việc tổ chức tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh như thế nào để có thể cung cấp thông tin nhanh nhất kịp thời cho các nhà quản lý, phân tích đánh giá lựa chọn phương thức kinh doanh thích hợp nhất. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp em thấy để có thể tồn tại và phát triển, các nhà doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược cụ thể nhằm nâng cao khẳ năng cạnh tranh và đặc biệt là thúc đẩy công tác tiêu thụ tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đây la nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp hiện nay, bởi vậy thông qua việc tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có vốn để tiến hành tái mở rộng, tăng tốc độ lưu chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Xuất phát từ đó em đã chọn đề tài “Hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơn ".
    Nội dung chia làm ba phần :
    ã Phần I : Một số vấn đề chung về doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơn
    ã Phần II : Thực trạng công tác quản lý tiêu thụ và XĐKQKD tại doanh nghiệp
    ã Phần III : Kết luận
    Phần III: Kết luận
    Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách cải cách đổi mới nền kinh tế, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ và đi lên không ngừng điều đó được thể hiện bằng sự ra đời của các công ty, doanh nghiệp. Các công ty doanh nghiệp này được thành lập và đi vào hoạt động với những mục tiêu phương hướng khác nhau nhung đều chung một mục đích đó là đạt được lợi nhuận tối đa trong lĩnh vực hoạt động của mình. Đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho công nhân viên và người lao động, đem lại thu nhập và đời sống ổn định cho họ, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước.
    Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơn được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân viên phòng kế toán cùng với việc vận dụng những kiến thức đã được học ở trường một cách linh hoạt và sáng tạo em đã nắm bắt và hiểu rõ được về việc quản lý một doanh nghiệp cũng như bản chất của các nghiệp vụ kinh tế một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Từ đây em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị cho doanh nghiệp như sau:
    1) Ưu điểm
    Là một doanh nghiệp thương mại mới ra đời trong một thời gian ngắn nhưng đã sớm khẳng định được vị trí của mình, với trụ sở tại một thành phố miền núi phái Bắc đang trên đà phát triển, nền kinh tế còn chưa được lớn mạnh lắm nhưng doanh nghiệp đã đáp ứng đựơc một khối lượng hàng hoá khá lớn tới các tổ chức đơn vị kinh doanh, các hộ gia đình và các đơn vị hành chính.
    Đội ngũ cán bộ công nhân viên được trang bị kỹ càng về nghiệp vụ, năng động trong kinh doanh và sẵn sàng đi xa vì công việc. Bên cạnh đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp tạo thành một thể thống nhất, đồng thời dưới sự chỉ đạo tài tình của ban lãnh đạo doanh nghiệp đã từng bước vững chắc và tự khẳng định được vị trí chính xác của mình trên nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay.
    Hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp chủ động nắm bắt nhu cầu của khách hàng tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ, ngoài ra doanh nghiệp còn chú trọng đến chất lượng phục vụ khách hàng kể cả bán buôn và bán lẻ để nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
    Phương thức tiêu thụ: doanh nghiệp thực hiện nhiều phương thức tiêu thụ khác nhau nhằm tiêu thụ được số lượng hàng hoá tối đa. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn thực hiện tỷ lệ chiết khấu thương mại rất linh hoạt nhằm thu hút khách hàng tăng số luợng hàng hoá tiêu thụ.
    Nhưng bên cạnh những mặt tốt của doanh nghiệp, doanh nghiệp còn một số điểm yếu cần phải khắc phục như:
    2) Khuyết điểm
    Hoạt động kinh doanh: còn bị mất mat và hư hỏng hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, tuy nhiên khuyết điểm nay rất ít khi xẩy ra doanh nghiệp cũng chưa mạnh dạn lắm trong việc đưa hàng hoá ra các tỉnh lân cận để tiêu thụ.
    3) Những kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý doanh nghiệp
    Do trụ sở doanh nghiệp đóng ở tỉnh Thái Nguyên một tỉnh miền núi nhưng có địa hình rất thuận lợi, phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp với Hà Nội, phía Tây là tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với Bắc Giang từ những ưu thế này doanh nghiệp có thể mở thêm một số chi nhánh, đại lý nữa, đồng thời mạnh dạn hơn nữa trong công tác thăm dò và nghiên cứu thị trường tiêu thụ ở các tỉnh lân cận. Song song với những việc này doanh nghiệp cần phải giám sát chặt chẽ hơn nữa về số lượng và chất lượng hàng hoá, tránh việc mất mát hư hỏng trong quá trình tiêu thụ mặc dù con số đó chỉ rất ít. Néu doanh nghiệp khắc phục được những khuyết điểm này cùng với những ưu điểm vốn có doanh nghiệp có thể đề ra được những phương hướng, chiến lựoc và mục tiêu mới tốt hơn nữa để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu.
    Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơn do hạn chế về thời gian và khả năng nhận thức cho nên bài báo cáo phần: “ báo cáo quản lý tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp thương mạiTrương Vĩnh Sơn” của em tuy đã hoàn chỉnh về mặt nôi dung và hình thức nhưng chắc chắn rằng bài báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy bài báo cáo này được đầy đủ và chính xác hơn nữa, em rất mong được sự đánh giá, và đóng góp ý kiến, chỉ bảo của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên cùng cô giáo hướng dẫn bộ môn nghiệp vụ kế toán và toàn thể các bạn để cho bài báo cáo này được hoàn thành như mong muốn. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và phòng kế toán của doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơn cùng cô giáo hướng đẫn thực tập Phạm Thị Vân Anh và tất cả các bạn lời cảm ơn chân thành nhất.
    Thái Nguyên: ngày 1 tháng 7 năm 2005
    Sinh viên thực hiện:
    Nguyễn Tuyết Nhung



    Mục lục
    Lời nói đầu .1
    Phần I: một số vấn đề chung về doanh nghiệp TM TVS .3
    I. Đặc điểm tổ chức hoạt động của doanh nghiệp TM TVS3
    1. Qúa trình hình thành và phát triển doanh nghiệp .3
    2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.3
    2.1. Chức năng 3
    2.2.Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp 4
    2.3. Đặc điểm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp 4
    2.4. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.5
    3. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp .5
    4. Đặc điểm lao động của doanh nghiệp 7
    5. Tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp 8
    Phần II: Thực trạng quản lý tiêu thụ sản phẩm tai doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơn 10
    1. Các kênh tiêu thụ của doanh nghiệp 10
    2. Các phương pháp tiêu thụ của doanh nghiệp TMTVS.12
    2.1. Vai trò của tiêu thụ hàng hoá trong quá trình SX KD 12
    2.2. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 13
    2.2.1. Bán buôn .13
    2.2.2. Bán lẻ .13
    2.2.3. Bán hàng theo phương thức gửi đại lý 14
    3. kế hoạch tiêu thụ tại doanh nghiệp 14
    3.1. Nghiên cứu thị trường 14
    3.2. Đề xuất doanh số tiêu thụ sản phẩm 15
    4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp .16
    5. Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .17
    Phần III: Kết luận .20
    1. Ưu điểm .20
    2. Khuyết điểm 21
    3. Những kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý DN .21[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...