Luận Văn Hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Nền kinh tế nước ta chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường là thách thức lớn với mọi thành phần kinh tế. Bởi vậy muốn tồn tại một doanh nghiệp đứng vững trong thị trường kinh doanh hiện nay tuỳ thuộc vào kết quả quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà cụ thể là các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Muốn tồn tại chúng ta đòi hỏi các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp cần phải giám sát chỉ đạo thực hiện sát sao mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trong đơn vị mình. Để thực hiện tốt vấn đề này không gì thay thế ngoài việc hạch toán đầy đủ, chi tiết và kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ bởi thông qua hạch toán các khoản doanh thu, chi phí được đảm bảo tính đúng , đầy đủ, từ đó xác định được chính xác kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp .
    Với doanh nghiệp vừa mang tính chất thương mại, tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp , giải quyết tốt khâu tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thực sự thực hiện được chức năng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều đó cho thấy công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán xác định xác định kết quả kinh doanh nói riêng là khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải lựa chọn kinh doanh mặt hàng nào có lợi nhất, các phương thức tiêu thụ để làm sao bán được nhiều mặt hàng nhất. Doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư hay chuyển sang hướng khác. Do vậy việc tổ chức tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh như thế nào để có thể cung cấp thông tin nhanh nhất kịp thời cho các nhà quản lý, phân tích đánh giá lựa chọn phương thức kinh doanh thích hợp nhất. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp em thấy để có thể tồn tại và phát triển, các nhà doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược cụ thể nhằm nâng cao khẳ năng cạnh tranh và đặc biệt là thúc đẩy công tác tiêu thụ tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đây la nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp hiện nay, bởi vậy thông qua việc tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có vốn để tiến hành tái mở rộng, tăng tốc độ lưu chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Xuất phát từ đó em đã chọn đề tài “Hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh".
    Nội dung chia làm ba phần :
    · Phần I : Một số vấn đề chung về doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơn
    · Phần II : Thực trạng công tác quản lý tiêu thụ và XĐKQKD tại doanh nghiệp
    · Phần III : Kết luận
    Mục lục
    Lời nói đầu . 1
    Phần I: một số vấn đề chung về doanh nghiệp TM TVS . . .3
    I. Đặc điểm tổ chức hoạt động của doanh nghiệp TM TVS 3
    1. Qúa trình hình thành và phát triển doanh nghiệp . 3
    2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp . .3
    2.1. Chức năng .3
    2.2.Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp 4
    2.3. Đặc điểm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp . 4
    2.4. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp . 5
    3. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp .5
    4. Đặc điểm lao động của doanh nghiệp .7
    5. Tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp . .8
    Phần II: Thực trạng quản lý tiêu thụ sản phẩm tai doanh nghiệp thương mại Trương Vĩnh Sơn . 10
    1. Các kênh tiêu thụ của doanh nghiệp 10
    2. Các phương pháp tiêu thụ của doanh nghiệp TMTVS 12
    2.1. Vai trò của tiêu thụ hàng hoá trong quá trình SX KD . . 12
    2.2. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .13
    2.2.1. Bán buôn 13
    2.2.2. Bán lẻ . . . 13
    2.2.3. Bán hàng theo phương thức gửi đại lý . 14
    3. kế hoạch tiêu thụ tại doanh nghiệp . .14
    3.1. Nghiên cứu thị trường . . .14
    3.2. Đề xuất doanh số tiêu thụ sản phẩm . . .15
    4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp . 16
    5. Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . . 17
    Phần III: Kết luận . . .20
    1. Ưu điểm .20
    2. Khuyết điểm . . . 21
    3. Những kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý DN. 21
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...