Chuyên Đề Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty công ty Cổ phần sản xuất và x

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Không chỉ là tiền đề cho sự tiến hoá loài người, lao động còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Một doanh nghiệp, một xã hội được coi là phát triển khi lao động có năng suất, có chất lượng, và đạt hiệu quả cao. Như vậy, nhìn từ góc độ "Những vấn đề cơ bản trong sản xuất" thì lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là trong tình hình hiện nay nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tri thức thì lao động có trí tuệ, có kiến thức, có kỹ thuật cao sẽ trở thành nhân tố hàng đầu trong việc tạo ra năng suất cũng như chất lượng lao động. Trong quá trình lao động người lao động đã hao tốn một lượng sức lao động nhất định, do đó muốn quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục thì người lao động phải được tái sản xuất sức lao động. Trên cơ sở tính toán giữa sức lao động mà người lao động bỏ ra với lượng sản phẩm tạo ra cũng như doanh thu thu về từ lượng những sản phẩm đó, doanh nghiệp trích ra một phần đề trả cho người lao động đó chính là tiền công của người lao động (tiền lương).
    Tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động được dùng để bù đắp sức lao động mà người lao động đã bỏ ra. Xét về mối quan hệ thì lao động và tiền lương có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau.
    Như vậy, trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, kinh phí Công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng người lao động.
    Có thể nói rằng, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Vì vậy việc hạch toán, phân bổ chính xác tiền lương cùng các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm sẽ một phần giúp cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường nhờ giá cả hợp lý. Qua đó cũng góp cho người lao động thấy được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp. Mặt khác việc tính đúng, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động cũng là động lực thúc đẩy họ hăng say sản xuất và yên tâm tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp.
    Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Cửu Long, em đã có điều kiện được tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng về : Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. Nó đã giúp em trong việc củng cố và mở mang những kiến thức em đã được học tập tại trường.
    Chuyên đề gồm 3 phần:
    Chương I: Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
    Chương II: Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Cửu Long.
    Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Cửu Long.



    Mục Lục

    Trang
    Lời Mở Đầu
    Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.


    1.1: Vai trò của lao động
    1.1.1: Khái niệm về lao động.
    1.1.2: Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    1.2: Ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động.
    1.3: Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương.
    1.3.1: Các khái niệm.
    1.3.2: ý nghĩa của tiền lương.
    1.3.3: Quỹ tiền lương.
    1.4: Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT.
    1.4.1: Các chế độ của nhà nước quy định về tiền lương.
    1.4.2: Các chế độ của nhà nước quy định về các khoản trích theo lương.
    1.4.3: Các chế độ tiền thưởng quy định.
    1.5: Các hình thức tiền lương.
    1.5.1: Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động.
    1.5.1.1: Khái niệm, hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động.
    1.5.1.2: Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương.
    1.5.2: Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm.
    1.5.2.1: Khái niệm.
    1.5.2.2: Các phương trả lương theo sản phẩm.
    1.6: Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
    1.7: Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương.
    1.7.1: Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
    1.7.2: Tài khoản sử dụng.
    1.7.3: Phương pháp kế toán.
    1.8: Các hình thức sổ kế toán.
    1.8.1: Hình thức nhật ký chung.

    1.8.2: Hình thức nhật ký chứng từ.
    1.8.3: Hình thức chứng chứng từ ghi sổ.
    1.8.4: Hình thức nhật ký sổ cái.

    Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Cửu Long.

    2.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
    2.2: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
    2.3: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
    2.4: Thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Cửu Long.
    2.4.1: Hạch toán kế toán tiền lương, tiền thưởng áp dụng tại công ty.
    2.4.2: Chế độ thanh toán BHXH tại công ty.
    2.5: Đặc điểm về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
    2.5.1: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
    2.5.2: Thực tế kế toán các khoản trích theo lương tại công ty.

    Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Cửu Long.

    3.1: Một số nhận xét nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
    3.2: Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
    3.3 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
    Kết Luận
    4
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...