Tiểu Luận Hạch toán CPSX & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cầu 7 Thăng Long

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    XDCB là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền KTQD , sử dụng lượng vốn tích luỹ rất lớn của XH ,đóng góp đáng kể vào GDP , là điều kiện thu hút vốn nước ngoài trong quá trình CNH,HĐH đất nước .Trong xu hướng phát triển chung, đặc biệt trong cơ chế thị trường ,lĩnh vực đầu tư XDCB có tốc độ phát triển nhanh ở nước ta hiện nay . Điều đó có nghĩa là vốn đầu tư XDCB cũng tăng lên . Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý có hiệu quả ,khắc phục tình trạng lãng phí ,thất thoát trong điều kiện sản xuất XDCB trải qua nhiều khâu (thiết kế ,lập dự toấn ,thi công , nghiệm thu ),địa bàn hoạt động luôn thay đoỏi ,thời gian thi công kéo dài .
    Chính vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác kế toán trọng tâm,không thể thiếu đối với các công trình xây dựng, lắp đặt nói riêng và XH nói chung .Với Nhà nước ,kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các Doanh nghiệp xây lắp là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư XDCB và thu thuế . Với các Doanh nghiệp muốn phát triển kinh tế bền vững ,ổn định phải tuân theo đúng nguyên tắc thị trường .Do đó đầu tiên là Doanh nghhiệp phải xử lý giá một cách linh hoạt ,hiểu rõ chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh để tìm cách giảm chi phí tới mức thấp nhất ,nâng cao lợi nhuận .Muốn vậy chỉ có kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác ,đầy đủ các yếu tố giá trị đã bỏ ra trong quá trình SXKD thì mới cung cấp các thông tin kinh tế chính xác cho quản lý Doanh nghiệp .













    PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG

    CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN
    1. Định nghĩavà công dụng của kế toán
    1.1. Định nghĩa kế toán : Kế toán là nghệ thuật ghi chép , phân loại và tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền , các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó .

    Vậy kế toán trước tiên là sự ghi chép các chứng từ . Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải có các chứng từ ghi lại sự việc đó , đó là các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh . Kế toán viên sau khi nhận được các chứng từ gốc phải tiến hành ghi chép các nghiệp vụ này theo những cách riêng của mình , đó là việc lập các chứng từ ghi sổ kèm theo chứng từ phân loại và sắp xếp lại . Sự phân loại ở đây còn thể hiện trong việc phân loại và ghi chép vào trong các tài khoản . Sau khi ghi nhận , phân loại các nghiệp vụ trong các chứng từ , các tài khoản , bước tiếp theo của kế toán viên phải tổng hợp theo những cách riêng của mình .
    1.2. Công dụng của kế toán :
    Để thấy hết vai trò của kế toán trong nền kinh tế xã hội ta xét công dụng của nó đối với một số đối tượng sau :
    + Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp : Sử dụng thông tin kế toán để lập các mục tiêu cho doanh nghiệp của họ , đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu đó và đề ra các quyết định để điều chỉnh những hoạt động của họ sao cho có hiệu quả nhất
    + Đối với các ông chủ : Những người sở hữu doanh nghiệp quan tâm doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không , nhiều hay ít để phân chia lợi nhuận . Thông qua các thông tin kinh tế để đánh giá người quản lý , lãnh đạo công ty có tốt hay không , có nên để họ tiếp tục hay bãi miễn chức của họ để thay thế người khác .
    + Đối với những người cung cấp tín dụng và hàng hoá : Các ngân hàng , các công ty tìa chính cũng như các nhà cung cấp hàng hoà trước khi cho doanh nghiệp vay tiền , hay cung cấp hàng hoá , họ cần phải biết được khả năng tài chính của doanh nghiệp như thế nào , doanh nghiệp có đủ khả năng để trả nợ đến hạn hay không . Tất cả những thông tin đó đều phải sử dụng thông tin kế toán .
    + Đối với các nhà đầu tư trong tương lai : Các nhà đầu tư là những người cung cấp vốn cho tổ chức hoạt động với hy vọng thu được liac cao hơn lãi gửi ngân hàng . Do vậy trước khi đầu tư họ cần có những thông tin tài chính về doanh nghiệp , về công ty mà có ý định đầu tư
    + Đối với các cơ quan thuế : Các cơ quan thuế địa phương và trung ương dựa trên nền tảng cơ bản là các số liệu kế toán của doanh nghiệp để tính thuế .
    + Đối với các cơ quan chính phủ : Cần các số liệu kế toán để tổng hợp cho nghành , cho nền kinh tế và trên cơ sở đó để đưa ra các chính sách kinh tế phù hơp thúc đẩy sản xuất , kinh doanh phát triển .
    + Đối với các tổ chức phi lợi nhuận : Các tổ chức này vẫn phải sử dụng kế toán gần giống như các tổ chức kinh doanh .
    + Đối với các người sử dụng khác : Các nhân viên , công doàn có thể đưa ra các yêu cầu về lương dựa trên cơ sở thông tin kế toán chỉ ra thu nhập của nhân viên và số lãi của doanh nghiệp .

    CHƯƠNG 2. CÁC KHÁI NIỆM , CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
    2.1. Các khái niệm cơ bản về kế toán

    + Khái niệm về đơn vị kế toán : Là bất kì đơ vị kinh tế nào mà chúng kiểm soát tiềm lực , tài sản và tiến hành các công việc , các nghiệp vụ kinh doanh mà chúng phải tiến hành ghi chép , tổng hợp và báo cáo . Đơn vị kế toán là một khái niệm căn bản nhất trong kế toán vì nó đưa ra một đường biên giới của một tổ chức mà nó được kế toán .Đó là các nghiệp vụ trong mỗi đơn vị được kế toán tách biệt với các nghiệp vụ của các tổ chức và cá nhân khác , kể cả chủ sở hữu và những nhân viên làm việc trong tổ chức đó . Vì vậy khái niệm đơn vị kế toán có thể được định nghĩa dưới góc độ khác , đó là: các tài khoản kế toán được lập ra để ghi chép là cho đơn vị kế toán chứ không phải cho các chủ nhân , cho những người có liên quan đế nó. Như vậy tất cả các nghiệp vụ mà nó không ảnh hưởng đến đơn vị kế toán thì các kế toán viên của đơn vị đó không phải ghi chép gì , mặc dù nó có ảnh hưởng đến các nhân viên hoặc ông chủ của doanh nghiệp .
    + Khái nệm cân đối kế toán : Là khái niệm quan trọng trong kế toán .Nó là cơ sở đồng thời là nguồn gốc của phương pháp ghi sổ kép trong kế toán .Sự cân đối kế toán là khách quan do bản thân tính khoa học của kế toán tạo nên .Vì kế toán ghi chép phản ánh tình hình vận động và số hiện có của một lượng tài sản nhất định cũng như nguồn hình thầnh nhất định , tại mọi thời điểm và cuối cùng nó được phản ánh trên bảng cân đối kế toán .
    + Khái niệm(giả thiết )tiếp tục hoạt động : Việc ghi chép kế toán được đặt trên giả thiết là doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất là không bị giải thể trong tương lai gần .Vì doanh nghiệp tiếp tục hoạt động không bị giải thể trong tương lai gần , nên nó không quan tâm đến giá thị trường của những tài sản , vốn , công nợ mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
    + Đơn vị tính / thước đo tiền tệ : Đơn vị tiền tệ được thừa nhận như là một đơn vị đồng nhất trong việc tính toán tất cả các nghiệp vụ kế toán .Nó gỉa thiết rằng những sự thay đổi của sức mua đơn vi tiền tệ là không dủ lớn để ảnh hưởng đến việc đo lường kế toán . Tài sản của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau như nhà xưởng , vật kiến trúc , máy móc , thiết bị , phương tiện vận chuyển , hàng hoá ,vật tư .Để có thể cộng lại với nhau được chúng ta phải thể hiện bằng tiền .Do đó tiển trở thành đơn vị tính toán thống nhất để sử dụng trong việc thu nhận và cung cấp các chỉ tiêu tổng hợp , và vì thế kế toán chỉ phản ánh những gì có thể quy đổi thành tiền mà thôi .Đồng thời khái niệm thước đo này cũng có giả thiết những sự thay đổi của sức của đơn vị tiền tệ là không đủ lớn để ảnh hưởng đến việc đo lường của kế toán .Tuy nhiên trong trường hợp có lạm phát lớn đồng tiền mất giá , thì kế toán phải có một số giải pháp đặc biệt để phản ánh đúng và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp và để so sánh với các kỳ quá khứ .
    + Kỳ kế toán : Để dáp ứng được yêu cầu so sánh các số liệu tài chính phải được báo cáo trong những khoảng thời gian nhất định dài như nhau . Kỳ kế toán chính thức là 1 năm .Tuy nhiên các báo cáo tài chính cũng được lập cho các kỳ tạm thời như tháng quý , nửa năm . ở góc độ khác ta có thể định nghĩa kỳ kế toán là khoảng thời gian trong đó một báo cáo kết quả nêu lên toám tắt được những thay đổi trong nguồn vốn chủ sở hữu ,các chi phí và chênh lệch giữa các thu nhập và chi phí là lãi hoặc lỗ .
    2.2. Các nguyên tắc kế toán
    + Nguyên tắc cơ sở dồn tích : Mọi nghiệp vụ kinh tế , tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản , nợ phải trả nguồn vốn chủ sở hữu , doanh thu chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền . Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ , hiện tại và tương lai.
    + Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng phải hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình . Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải được lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính .
    + Nguyên tắc giá gốc : Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc . Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc hkoản tương đương tiền đã trả , phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận .Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quyết định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể .
    + Nguyên tắc phù hợp : Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau . Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó . Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kì tạo ra doanh thu và các chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó .
    + Nguyên tắc nhất quán : Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán trong năm . Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính .
    + Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét , cân nhắc phán đoán cần thiết đểlập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn . Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi :
    - Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn
    - Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các hoản thu nhập
    - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và các khoản và chi phí .
    - Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu lợi ích kinh tế còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí .
    + Nguyên tắc trọng yếu : Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính . Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể . Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính .
    2.3. Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán
    + Trung thực : Các thông tin và số lệu kế toán phảiđược ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ , khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng , bản chất nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
    + Khách quan : Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế , không bị xuyên tạc , không bị bóp méo.
    + Đầy đủ : Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ không bị bỏ sót .
    + Kịp thời : Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời đúng hoặc trước thời hạn quy định không được chậm trễ.

    [​IMG]
     
Đang tải...