Chuyên Đề Hạch toán CPSX & tính giá thành sản phẩm & nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Nhà máy Z33

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Hạch toán CPSX & tính GTSP & nâng cao hiệu quả SXKD tại Nhà máy Z33
    Mở đầu


    " Kinh doanh là hoạt động đầu tư vì mục đích sinh lợi. Vì vậy mối quan tâm của các nhà doanh nghiệp là tính toán làm sao bù đắp các đã bỏ ra - đó chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thực chất là sự chuyển dịch vốn của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá. Vì vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần tối thiểu chi phí nâng cao lợi nhuận, thế nên chi phí sản xuất và tính giá thành trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.


    Nhà máy Z133 là một doanh nghiệp quốc phòng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhà máy đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Ngày nay nhà máy chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập. Sự thay đổi này đặt ra yêu cầu mới đối với công tác kế toán. Chuyên đề "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Z33” được thực hiện trong thời gian học tập tìm hiểu thực tế tại nhà máy chắc không tránh khỏi sai sót, song hy vọng cũng là đóng góp nhỏ trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán tại đây.

    Nội dung chủ yếu của chuyên đề gồm:
    Chương I: Cơ sở lý luận
    Chương II: Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy.
    Chương III: Phương hướng hoàn thiện và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy.

    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo và các phòng ban tại nhà máy đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
    Phần I
    Cơ sở lý luận

    I. PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
    1. Phân loại chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, phân loại chúng là việc sắp xếp chi phí vào từng loại, từng nhóm khác nhau.
    * Phân loại theo yếu tố chi phí
    - Yếu tố nguyên vật liệu
    - Yếu tố nhiên liệu, động lực.
    - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp
    -Yêú tố BHXH, BHYT , KPCĐ
    - Yếu tố khấu hao TSCĐ.
    - Yếu tố dịch vụ mua ngoài
    - Yếu tố chi phí khác bằng tiền
    Cách phân loại này phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung ban đầu đồng nhất của nó mà không xét tới công dụng cụ thể địa điểm phát sinh chi phí, nó cho biết kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí để đánh giá phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bản thuyết minh báo cáo tài chính.
    * Phân loại chi phí theo chức năng.
    + Chi phí sản xuất.
    Đối với doanh nghiệp thương mại thuần tuý thì không có chi phí sản xuất.
    Đối với các doanh nghiệp công nghiệp chia làm:
    - Chi phí trong sản xuất gồm:
    + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
    + Chi phí nhân công trực tiếp
    + Chi phí sản xuất chung
    - Chi phí ngoài snả xuất gồm:
    - Chi phí bán hàng
    - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
    + Chi phí hoạt động tài chính
    + Chi phí bất thường
    Đây là cách phân loại chi phí xem xét phát sinh ở hoạt động nào, ở đâu, vai trò như thế nào.


    2. Phân loại giá thành để đáp ứng yêu cầu quản lý hạch toán và kế hoạch hoá giá thành được xem dưới nhiều góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau.
    * Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu.
    - Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế từ trước và các định mức.
    Đây là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hoá giá thành.
    - Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bước vào kỳ sản xuất sản phẩm, tuy nhiên nó được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ. Đây là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lưu động trong sản xuất giúp cho doanh nghiệp có các giải pháp kỹ thuật, kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    - Giá thực tế: là chỉ tiêu xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, nó là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanhnghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế.
    * Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
    - Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh trong sản xuất gồm:
    - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
    - Chi phí nhân công trực tiếp
    - Chi phí sản xuất chung
    Giá thành toàn bộ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, vậy:
    Giá thành toàn bộ = Giá thành SX sản phẩm + Chi phí ngoài SX
    Ngoài ra còn một số khái niệm khác như giá thành xã hội, giá thành cá biệt


    II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
    Đây là một biện pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các loại chi phí sản xuất trong giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Nội dung chủ yếu là mở sổ thẻ chi tiết hạch toán sản xuất theo từng đối tượng.


    1. Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp.
    Đây là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu Sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Các chi phí này kế toán sử dụng TK 621 "chi phí NVL trực tiếp".
    * Với phương pháp kê khai thường xuyên
    Bên nợ: Giá trị NVL xuất dùng cho chế tạo sản phẩm
    Bên có: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK 154
    Và giá trị vật liệu không dùng hết nhập kho TK này không có số dư cuối kỳ.
    * Với phương pháp kê khai định kỳ.
    - Bên nợ: Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
    - Bên có: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
    TK này không có số dư cuối kỳ.
     
Đang tải...