Đồ Án Hạch toán công nợ nói và thu hồi nợ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Qua thời gian tìm hiểu thực tế và đi sâu vào phân tích nghiên cứu công tác phải thu nói chung và phải thu khách hàng nói riêng tại Công ty, em nhận thấy rằng: Công ty Cổ Phần Thủy Sản Đà Nẵng đi lên từ một doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, Công ty đã chọn con đường đi đúng đắn và từng bước hoàn thiện, đứng vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay, làm ăn có lãi, tạo được uy tín lớn mở rộng các mối quan hệ làm ăn trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn, ký kết các hợp đồng mua bán. Hơn nữa là doanh nghiệp quốc doanh cổ phần hóa nên Công ty được nhiều ưu đãi của Nhà Nước như miễn thuế lợi tức trong 2 năm (1998, 1999) và chỉ đoúng thuế thu nhập 25% trong năm 2000, trong khi đó theo thông tư số 120 (ngày 07/10/1999) thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 32%.

    Để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, kinh nghiệm và năng động, có trách nhiệm cao, gắn liền lợi ích của bản thân với lợi ích của Công ty.

    2/ Nhận xét về tình hình quản lý các khỏan phải thu khách hàng tại Công ty:

    2.1/ Những mặt cần phát huy:

    - Công ty đã tổ chức ghi chép theo dõi, đôn đốc khách hàng nhằm thu hồi các khoản nợ để đưa vốn trở lại đầu tư, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn. Bên cạnh đó, trong các hợp đồng đặt hàng có giá trị lớn của các đối tác nước ngoài và khách hàng trong nước, Công ty luôn có một khoản thời gian trả chậm nhất định cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số bán ra, tăng lợi nhuận. Còn ở thị trường nội địa, các hoạt động gia công chế biến hải sản,các dịch vụ nghề cá như đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nhiên liệu nước đá cho ngư dân chủ tàu hoặc các Công ty khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì hầu như là thu tiền ngay, Công ty chỉ cho phép trả chậm đối với một số khách hàng quen thuộc hoặc có tiềm năng tài chính vững mạnh.

    - Việc hạch toán phân công nợ phải thu khách hàng của Công ty là hợp lý, phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện nay.

    2.2/ Những mặt còn hạn chế:

    Ngoài những mặt tích cực trên, thực trạng tại Công ty vẫn còn tồn tại những chưa tích cực, đây là khó khăn lớn mà Công ty phải khắc phục và vươn lên. Kinh tếï thị trường ngày càng phát triển nhanh và mạnh, địa bàn Đà Nẵng là một thành phố lớn, do đó ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mà Công ty phải đối đầu. Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty chưa đồng đều, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của xã hội, khả năng thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường còn kém hiệu qủa, chưa sát với thực tế và mong muốn của khách hàng.

    Khi đi sâu vào phân tích về tình hình công nợ phải thu khách hàng thì nhận thấy vẵn còn những mặt hạn chế sau:

    - Kế toán Công ty đã sử dụng “Bảng tổng hợp công nợ” để theo dõi các khoản phải thu rõ ràng dễ hiểu. Tuy nhiên các bảng này chỉ thể hiện cho lãnh đạo Công ty biết được số dư đầu kỳ, số phát sinh trong ky và số đã thu, số dư cuối cùng còn phải thu của khách hàng, chứ chưa thể hiện được số tiền đã quá hạn thanh toán.

    Như vậy ta thấy cách hạch toán công nợ phải thu của Công ty chỉ theo dõi chi tiết từng khoản nợ phát sinh cho từng khách hàng mà chưa quan tâm nhiều đến thời gian thu hồi nợ. Chính vì vậy mà nhiều khách hàng dây dưa không muốn trả nợ và đã nợ trong thời gian dài.

    - Công ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn, làm chậm tốc độ quay vòng của nguồn vốn kinh doanh và tăng kỳ thu tiền bình bình quân. Mặt khác khi bị chiếm dụng vốn sẽ phát sinh các khoản nợ khó đòi, trên thực tế Công ty có những khoản nợ khó đòi rất lớn, kéo dài qua nhiều năm và một số khoản nợ mất khả năng thu hồi. Thế nhưng Công ty vẫn không tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xủ lý các khoản nợ khó đòi

    Qua phân tích công nợ phải thu nói chung thì ta thấy khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ phải thu. Nhưng Công ty vẫn chưa áp dụng chính sách chiết khấu để đẩy mạnh công tác thanh toán của khách hàng. Đồng thời cần phải có biện pháp đối với để nợ trong thời gian dài, dây dưa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...