Chuyên Đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nghành xây dựng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu










    Cùng với sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của đất nước, lĩnh vực tài chính kế toán là một trong những vấn đề được đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu với mục tiêu là làm như thế nào để tình hình tài chính của Doanh nghiệp luôn ở thế vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. nghiệp vụ hạch toán kế toán là một trong những công cụ đắc lực góp phần quan trọng và đóng góp to lớn cho các doanh nghiệp chủ động trong nền kinh tế thị trường:


    Trong những năm qua đất nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, ngành xây dựng là một ngành kinh tế kỹ thuật đã đóng góp to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.


    Trong cơ chế thị trường, để đứng vững trên thị trường cạnh tranh và có lợi nhuận các doanh nghiệp luôn nỗ lực cố gắng để tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm dẫn đến việc giảm giá thành và tăng cường chất lượng sản phẩm để thắng thế trên thị trường cạnh tranh đây là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của toàn doanh nghiệp.


    ý tthức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn lĩnh vực "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nghành xây dựng" làm đề tài nghiên cứu.

    chương I.




    Khái quát chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản


    phẩm của nghành xây dựng










    A-Tổng quan về chi phí sản xuất và tính gía thành:


    I- Khái niệm và phân loại chi phí:




    1- Khái Niệm:




    Trong nền sản xuất xã hội, bất kỳ một doanh nghiệp nào dù sản xuất ra sản phẩm vật chất, phục vụ cho nhu cầu sản xuất hay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thì tất yếu phải kết hợp ba yếu tố đó là :


    +Tư liệu sản xuất (máy móc , thiết bị nhà xưởng kho tàng bến bãi .).




    +Đối tượng lao động( đó là nguyên nhiên vật liệu .)




    +Sức lao động của con người [bao gồm thể lực(sức cơ bắp) và trí lực(sức thần kinh)] của con người.


    Quá trình kết hợp này đã tạo ra ba loại chi phí riêng biệt đó là chi phí về tư liêu sản xuất ,chi phí về đối tượng lao động và chi phí về nhân công. Đây chính là chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá, các chi phí này biểu hiện dưới dạng giá trị gọi là chi phí sản xuất.


    Như vậy nói một cách khái quát (chi phí sản xuất là chi phí về mặt lao động sống và chi phí về mătj lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp).Đối với Doanh Nghiệp(DN) xây dựng thì chi phí này được gọi là chi phí xây dựng và chi phí ngoài xây dựng.


    Chi phí là một khái niệm rộng để sử lý và phân bổ sử dụng chi phí một

    cách có hiệu quả thì các nhà quản lý và các chuyên gia về tài chính kế toán


    phải phân loại chi phí:




    2- Phân loại chi phí:




    Phân loại chi phí có tác dụng rất lớn trong quá trình lập kế hoạch sản xuất cũng như quản lý và sủ dụng hợp lý nguồn kinh phí của doanh nghiệp. Có rất nhiều tiêu thức phân loại, theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam hiện nay có một số cách phân loại chi phí như sau:


    2.1- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:




    Chi phí sản uất trong kỳ được phân chia thành:




    -Chi phí NVL trực tiếp(621).




    -Chi phí nhân công trực tiếp.




    -Chi phí công cụ dụng cụ.




    -Chi phí khấu hao tài sản cố định(TSCĐ).




    -Chi phí dịch vụ mua ngoài.




    -Chi phí khác bằng tiền.




    *Các yếu tố chi phí này trong kỳ nếu phát sinh ở phân xưởng, tổ đội, hoặc trong DN xây dựng là tổ đội thì tập hợp vào các khoản mục (621,622,627) để tính giá thành sản xuất trong kỳ.


    *Nếu phát sinh trong bán hàng, quản lý doanh nghiệp thì tập hợp vào hai khoản mục (641,642) để tính gía thành toàn bộ và xác định kết quả.


    *Tác dụng: Cho biết kết cấu , tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất và là cơ sở để lập dự toán và lập kể hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch về tiền lương nhu cầu vốn lưu động định mức, nó là cơ sở cho kế toán tập hợp chi

    phí sản xuất theo yếu tố.




    2.2- Phân loại theo khoản mục chi phí:




    -Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp.




    -Chi phí nhân công trực tiếp.




    -Chi phí sản xuất chung.




    đối với doanh nghiệp có chi phí máy thi công.




    *tác dụng: Nó cho biết xác định rõ đối tượng phát sinh chi phí, và có tác dụng tạo điều kiện để xây dựng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau vào giá thành sản phẩm và phục vụ cho việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.


    2.3-Phân loại chi phí theo mối quan hệ và quá trình sản xuất:




    Phân loại theo cách này bao gồm hai loại:




    +Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm( các chi phí này phát sinh chủ yếu ở phân xưởng, tổ đội) các chi phí này tập hợp cho từng công trình , hạng mục công trình độc lập.


    +Chi phí gián tiếp: Là chi phí cho hoạt động tổ chức, phục vụ quản lý(chi phí ngoài phân xưởng tổ đội) nó không tác động trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm, nó không tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể.


    *Tác dụng: Quá trình phâm loại theo tiêu thức này giúp cho DN quản lý chặt chẽ hơn từng loại hình chi phí và tập hợp chúng vào chi phí quản lý doanh nghiệp(642).


    II- Khái niệm và phân loại giá thành:




    1- Khái niệm:

    *Giá thành được biểu hiện bằng tiền của các loại chi phí sản xuất đã hoàn thành lên thành phẩm , hàng hoá và dịch vụ. Trong ngành xây dựng thì đó là chi phí hoàn thành lên những hạng mục cônh trình.


    +Để đánh giá được chất lượng sản xuất kinh doanh của một DN thì chi phí bỏ ra phải được xem xét đanhs giá trong mối quan hệ với các chỉ tiêu giá thành(kết quả sản xuất kinh doanh). Trên cơ sở này thì giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hoá có có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành.


    2- Phân loại giá thành:




    *Chỉ tiêu giá thành là một công cụ đắc lực cho việc hạch toán kế toán và quyết định lỗ lãi trong sản xuất, kinh doanh. Các nhà quản lý phân loại chi phí như sau:


    2.1-Phân loại nguồn số liệu để tập hợp giá thành:




    +Giá thành định mức: Là các chi phí kế hoạch để hoàn thành nên thành phẩm dịch vụ hạng mục công trình.


    +Giá thành kế hoạch: Là các chi phí kế hoạch để hoàn thành nên thành phẩm, dịch vụ ,hạng mục công trình.


    +Giá thàng thực tế: Là các chi phí thực tế do DN bỏ ra để hoàn thành lên thành phẩm dịch vụ, hạng mục công trình.


    2.2-Phân loại theo nơi phát sinh chi phí:




    +Giá thành công xưởng(Zcx): Là các chi phí phát sinh trong công


    xưởng, tổ đội, để hoàn thành nên thành phẩm dịch vụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...