Chuyên Đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 96%"]Phần I

    Những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất

    và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp


    1) Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất :

    1.1. Chi phí sản xuất:

    Chi phí sản xuất - kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có ba yếu tố cơ bản như sau:

    -Tư liệu lao động : như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các tài sản cố định khác.

    - Đối tượng lao động : như nguyên vật liệu, nhiên liệu

    - Lao động của con người.

    Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và cơ chế hạch toán kinh doanh thì mọi chi phí trên đều được thể hiện bằng tiền, trong đó chi phí khấu hao tư liệu lao động và chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò là chi phí lao động vật hoá, còn chi phí tiền lương trả cho người lao động là chi phí lao động sống.

    1.2. Phân loại chi phí sản xuất:

    Việc phân loại chi phí theo yếu tố có tác dụng rất lớn đối với công tác kế toán cũng như trong công tác quản lý chi phí sản xuất. Xuất phát từ mục đích và nhu cầu trên, chi phí sản xuất được phân loại theo các yếu tố sau:

    a) Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí:

    Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một loại, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, ở đâu, mục đích và có công dụng gì trong sản xuất kinh doanh và được chia thành các yếu tố sau:

    + Chi phí nguyên vật liệu.

    + Chi phí nhân công.

    + Chi phí khấu hao tài sản cố định.

    + Chi phí dịch vụ mua ngoài.

    + Chi phí bằng tiền khác.

    b) Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí đối với quá trình sản xuất kinh doanh :

    + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    + Chi phí nhân công trực tiếp.

    + Chi phí sản xuất chung.

    Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng và mục đích là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí, đồng thời cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính.

    2) Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm:

    2.1. Giá thành sản phẩm:

    Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Nó là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng công tác của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính.

    2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:

    a) Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:gồm

    · Giá thành kế hoạch.

    · Giá thành định mức.

    · Giá thành thức tế.

    b) Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí :

    - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng ).

    - Giá thành tiêu thụ.

    3) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.

    3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

    Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm chính xác là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí (sản xuất chính hay sản xuất phụ), sau đó căn cứ vào địa điểm phát sinh của chi phí ( phân xưởng, tổ, đội sản xuất), cuối cùng là căn cứ vào công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất để xác định đối tượng tập hợp chi phí cho thích hợp.

    3.2. Đối tượng tính giá thành.

    Đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị sản phẩm. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Việc xác định đối tượng tính giá thành phải dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ, cơ cấu sản phẩm sản xuất, phụ thuộc vào yêu cầu trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...