Luận Văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một xu thế tất yếu, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước thì sự bao cấp không còn nữa, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần tạo cho sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa, trong cơ chế mới, Nhà nước vẫn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa để hướng doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý, vừa hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết. Vì lẽ đó, giá thành sản phẩm trở thành mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp và của chính bản thân doanh nghiệp.

    Đối với doanh nghiệp, ngoài các kế hoạch quảng cáo, thay đổi mẫu mã, cho ra sản phẩm mới ., doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từ đó có kế hoạch tiêu thụ sao cho vừa trang trải được mọi chi phí bỏ ra, vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với Nhà nước, ngoài những giám sát mang tính bao quát, chi phí sản xuất giá thành sản phẩm trở thành chỉ tiêu cần có trong việc phân tích so sánh với ngành, trong việc tính thuế .

    Chính vì những lý do đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trở thành những chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh, luôn được các nhà quản lý quan tâm khi xây dựng kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp mình. Thông qua số liệu về chi phí và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, ban quản lý doanh nghiệp biết được chi phí thực tế bỏ ra là bao nhiêu, giá thành thực tế của sản phẩm có phù hợp không, kết quả kinh doanh so với kế hoạch ra sao? .Từ đó, ban giám đốc phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sử dụng lao động, vật tư ., đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong các niên độ tới, đồng thời đề ra các chiến lược kinh doanh và kế hoạch quản trị cho phù hợp.

    Việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể dựa trên việc tính giá thành sản phẩm chính xác. Do vậy, việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá nào cho phù hợp (tùy từng loại hình doanh nghiệp) và tính gía như thế nào cần được quan tâm đúng mức, đặc biệt trong các doanh nghiệp công nghiệp - loại hình doanh nghiệp khá phức tạp về đối tượng và qui trình tính giá thành.

    Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - trên cả góc độ lý luận và thực tiễn luôn là đối tượng nghiên cứu của các nhà quản trị, nhà phân tích, nhà kinh tế học ., của các sinh viên trong và ngoài ngành. Với khuôn khổ và thời gian hạn hẹp, em xin mạnh dạn trao đổi về vấn đề:"Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp", rất mong được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn và các bạn!

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I 3

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ 3

    TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3

    I. CHI PHÍ SẢN XUẤT 3

    1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí 3

    2. Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh. 4

    3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 6

    II. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 7

    1. Bản chất và nội dung của giá thành sản phẩm 7

    2. Phân loại giá thành 7

    3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 9

    CHƯƠNG II 11

    HOẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 11

    I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆ CÔNG NGHIỆP 11

    II. NỘI DUNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, LAO VỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 11

    III. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 12

    1. Các tài khoản sử dụng 12

    2. Phương thức phân bổ chi phí 14

    3. Sơ đồ tổng hợp hạch toán chi phí sản xuất 16

    IV. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHÍNH 17

    1. Đặc điểm hoạt động sản xuất chính. 17

    2. Đánh giá sản phẩm dở dang 18

    3. Các phương pháp tính giá thành 21

    4. Phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 24

    V. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT PHỤ 31

    1. Đặc điểm hoạt động sản xuất phụ 31

    2. Các phương pháp tính giá thành 31

    CHƯƠNG III 34

    THAM KHẢO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH 34

    GIÁ THÀNH TRÊN THẾ GIỚI 34

    I. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 34

    1. Phương pháp tính giá thành của Liên Xô (cũ) 34

    2. Phương pháp tính giá thành của Cộng Hoà Pháp 34

    3. Phương pháp tính giá thành của Mỹ 35

    II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM KHÁC 36

    1. Phương pháp tính giá thành theo công việc (Job order counting ). 36

    2. Phương pháp xác định giá thành theo quá trình sản xuất (process costing) 37

    3. Phương pháp ABC (Activity based costing) 38

    CHƯƠNG IV 39

    NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 39

    I. VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 39

    1. Đối với đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng tương đương 39

    2. Đối với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang nói chung 40

    II. VỀ NỘI DUNG GIÁ THÀNH 40

    III. PHỤC VỤ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 41

    KẾT LUẬN 43

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

    MỤC LỤC 45

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...