Luận Văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Xuân

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế có tổ chức. Việc hạch toán kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện của kinh tế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất phải tìm mọi biện pháp để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để thực hiên được điều đó các doanh nghiệp đều phải quan tâm đến thông tin kế toán từ đó sẽ có hứơng cho sự phát triển cho toàn doanh nghiệp từ lúc bỏ vốn ra cho tới khi thu vốn về , bảo đảm thu nhập cho cả doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên, thực hiên nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

    Kế toán là lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tố chức, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động nhà nước mà vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp .

    Hạch toán giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện công tác quản lý của các doanh nghiệp .

    Giá thành sản phẩm với chức năng vốn có đã chở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang hoàn thiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.

    Hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho việc hạch toán được chính xác, kịp thời phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở các doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp .

    Qua thời gian thực tập ở công ty TNHH Thiên Xuân, em thấy vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề nổi bật cần phải được các nhà quản lý và hạch toán quan tâm. Tuy còn nhiều thiếu xót và hạn chế, xong với vốn kiến thức đã được học và tích luỹ trong nhà trường, kết hợp với các tài liệu đọc thêm, em quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại công ty TNHH Thiên Xuân để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.

    Nội dung của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính:

    Phần 1: Khía quát chung về CFSX và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp.

    Phần 2: Thực trạng công tác quản lý CFSX và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Xuân.

    Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý CFSX và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Thiên Xuân.




    PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

    I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.

    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái tạo ra và trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp hoá xă hội chủ nghĩa. Ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng biệt với ngành sản xuất khác, với các đặc điểm đặc thù nổi bật cuả sản phẩm xây lắp như : Sản phẩm mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ, sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài, khối lượng thi công chủ yếu được tiến hành ở ngoài trời. Do vậy, quá trình sản xuất rất phức tạp không ổn định và có tính lưu động cao. Những đặc điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và hạch toán trong xây dựng cơ bản. Do đó, để phát huy vai trò là công cụ quản lý kinh tế, công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong xây dựng cơ bản và thực hiện nghiêm túc các chế độ, thể lệ kế toán do nhà nước ban hành.

    Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp di động theo công trình, mang tính đơn chiếc thời gian kéo dài, nơi sản xuất cũng la nơi tiêu thụ Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế thi công. Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp từ khi khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng thường dài, phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công xây dựng này được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoan lại bao gồm nhiều công việc khác nhau. Sản phẩm xây lắp đựợc tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hoá sản phẩm thể hiên không rõ. Đây là đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản, cụ thể là sản phẩm xây lắp phải lập dự toán quá trình sản xuất, phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo.

    I.2 KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHỦ YẾU.

    1.2.1 Khái Niệm.

    Chi phí sản xuất là tổng hợp các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong chi phí sản xuất của xí nghiệp công nghiệp là toàn bộ các chi phí có liên quan tới hoạt động chế tạo sản phẩm ở các phân xưởng

    Chi phi kinh doanh là các chi phí không liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất nhưng liên quan tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, quá trình tái tạo sản xuất của xí nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí hoạt động khác .

    Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò của nó trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nhất thiết tiến hành phân loại chi phí sản xuất sản xuất kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh

    1.2.2 Các Cách Phân Loại Chi Phí Chủ Yếu.

    1.2.2.1 Phân Loại Chi Phí Sản Xuất Theo Tính Chất Kinh Tế (Yếu tố chi phí).

    - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính , vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ nguyên liệu xuất bán hoặc xuất kho cho xây dựng cơ bản (tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý chỉ tiêu này có thể báo cáo chi tiết theo từng loai nguyên vật liệu chính, phụ).

    - Chi phí tiền lương: Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động như tiền công, tiền lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chât lượng gồm cả chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ.

    - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao của tất cả các loại tài sản cố định dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người cung cấp điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ trong kỳ .

    - Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Cung cấp tài liệu tham khảo đế lập dự toán chi phí sản xuất lập kế hoach cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân .

    1.2.2.2 Phân Loại Chi Phi Sản Xuất Theo Công Dụng Kinh Tế Chi Phí (Khoản mục chi phí).

    - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm không tính vào khoảng mục này những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất .

    - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích, BHYT, BHXH, KPCĐ phụ cấp lương của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền công và trích BHYT, BHXH, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng.

    - Chi phí sản xuất chung : là những chi phí sản xuất còn lại trong phạm vi phân xưởng sản xuất (ngoài chi phí nhân viên lương trực tiếp ).

    Đây là cách phân loại kết hợp vừa theo nội dung kinh tế vừa theo công dụng của chi phí giúp cho việc đánh giá mức độ của chi phí, trên cơ sở đối chiếu với định mức tiêu hao của từng chi phí .

    - Chi phí nhân viên (phân xưởng, đội trại sản xuất ): phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội, trại sản xuất): phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội, trại sản xuất).

    - Chi phí vật liệu : phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, đội sản xuất.

    - Chi phí dụng cụ sản xuất : phản ánh về dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất như: khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, dàn giáo trong xây dựng cơ bản

    - Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình, vô hình, thuê tài sản sử dụng ở các phân xưởng, đội sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện truyền tải, truyền dẫn

    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưỏng, đội sản xuất như chi phí về điện nước, khí nén, hơi

    - Chi phí bằng tiền khác: phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng, đội sản xuất .

    1.2.2.3 Phân loại chi phí theo quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất.

    - Chi phí khả biến (biến phí ):Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.Thuộc loại chi phí này là chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

    - Chi phí cố định (định phí ): Là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc loại vụ sản xuất theo kỳ. tuy nhiên nếu trong kỳ có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất thì chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm sẽ biến động tương quan tỷ lệ nghịch với sự biến động của sản lượng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...