Báo Cáo Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
    VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    I. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT:
    1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất:
    1.1. Khái niệm chi phí sản xuất:
    Chi phí sản xuất là tổng các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã cho hoặc phải chi ra trong một kỳ nhất định và được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm.
    1.2. Phân loại chi phí sản xuất:
    a. Phân loại theo nội dung kinh tế của nó:
    Tức là sắp xếp những khoản mục chi phí có cùng tính chất kinh tế vào một loại, theo đó chi phí sản xuất bao gồm:
    Chi phí nguyên vật liệu : là những chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm.
    - Chi phí nhân công: là những chi phí về tiền lương chính, tiền lương phụ, trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động bao gồm cả lao động sản xuất trực tiếp và gián tiếp.
    - Chi phí công cụ dụng cụ: là những tư liệu sản xuất không đồng thời đạt đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng để được coi là TSCĐ (giá trị nhỏ hơn 5.000.000đồng) hoặc thời gian sử dụng nhỏ hơn 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh.
    - Chi phí khấu hao TSCĐ : là toàn bộ số tiền trích khấu hao trong kỳ đối với tất cả những TSCĐ phục vụ cho sản xuất sản phẩm.
    - Chi phí mua ngoài: là những chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp từ bên ngoài nhằm phục vụ qua trình sản xuất như: Tiền điện nước, điện thoại phục vụ sản xuất, chi phí thuê sửa chữa TSCĐ dùng vào sản xuất.
    - Chi phí bằng tiền khác: gồm tất cả những chi phí khác không thuộc bốn loại như: chi ăn trưa cho công nhân, chi bồi dưỡng ca đêm.

    b. Phân loại theo công dụng kinh tế ( theo khoản mục giá thành)
    - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là trị giá những nguyên liệu chính.
    - Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, trợ cấp bHXH, BHYT, KPCĐ, phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
    - Chi phí sản xuất chung: là hững chi phí phục vụ quản lý quá trình sản xuất hoặc thực hiện các loại lao vụ ở các phân xưởng, tổ đội như: lương nhân công gián tiếp sản xuất, tiền khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất.
    Ý nghĩa của cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xác định được số chi phí đã chi ra theo khoản mục, có cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
    c. Phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất.
    Chi phí khả biến (chi phí biến đổi) : là những chi phí xét về mặt tổng số sẽ thay dổi tỷ lệ thuận với sư thay đổi của mức độ hoạt động . Tuy nhiên , chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm thì hầu như không thay đổi.
    Chi phí bất biến (chi phí cố định) là những chi phí không thay đổi. Xét về mặt tổng số khi có sự thay đổi trong mức độ hoạt động. Tuy nhiên, chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm, thì thay đổi tỷ lệ nghịch với sựthay đổi của mưc độ hoạt động.
    Chi phí hổn hợp: là những chi phí gồm cả yếu tố biến phí và định phí, ở một mức độ hoạt động này chi phí hổn hợp biểu hiệnđặc điểm của định phí nhưng ở mức độ hoạt động khác chi phí biến đổi biểu hiên đặc điểm của biến phí.
    Ý nghĩa của cách phân loại này là biết được lãng phí hay tiết kiệm những chi phí này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...