Báo Cáo Hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp may Điện Bàn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
    CỦA XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN

    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:
    Xí nghiệp May Điện Bàn là trụ sở đóng tại xã Điện Thắng - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam. Xí nghiệp May Điện Bàn là đơn vị sản xuất công nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) nay là tỉnh QuảngNam.
    Qua ký kiến của tỉnh Quảng Nam và Bộ Công nghiệp nhẹ, Xí nghiệp May Điện Bàn được thành lập số 2696/QĐUB ngày 15/10/1987 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) . Ban đầu chỉ có Ban Giám đốc, xí nghiệp đã tiến hành đầu tư và xây dựng cơ sở: nhà xưởng, mua sắm thiết bị, đồng thời nghiên cứu thị trường công nghiệp, cho đến 1989 xí nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất.
    Đến năm 1992 thực hiện Nghị quyết 388/CP của Chính phủ Xí nghiệp được thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 3499/QĐUB ngày 25/12/1992 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) với ngành kinh tế chính là hàng may mặc.
    Xí nghiệp May được đầu tư xây dựng cơ bản từ tháng 11/1987 nhập thiết bị với 4 dây chuyền công nghệ may. Xí nghiệp được xây dựng trên khu đất rộng 12.000m2 tại thôn Viêm Tây - xã Điện Thắng - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam. Nằm trên trục đường Quốc lộ 1A. Từ năm 1987 - 1989 Xí nghiệp May Điện Bàn đi vào sản xuất kinh doanh.
    Tháng 4/1988 xí nghiệp sản xuất các sản phẩm như hàng nội địa, đến tháng 01/1989 xí nghiệp mới bắt đầu sản xuất các sản phẩm xuất khẩu như áo y tế, áo sơ mi . cho Liên Xô, CHDC Đức theo chương trình nghị định thứ 19/5 giữa Nhà nước Việt Nam với Xô Viết.
    Bước sang năm 1990 xí nghiệp may vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh, sản xuất các sản phẩm cho các nước khu vực I mà trực tiếp là thực hiện hợp đồng với Liên Hiệp sản xuất nhập khẩu hàng dệt (Textime) hàng may (Confextimex) và Nhà máy Dệt Nam Định, sản lượng đạt từ 300.000 sản phẩm đến 350.000 sản phẩm.
    Cuối tháng 10/1990 chương trình thực hiện theo Nghị định 19/5 kết thúc các Xí nghiệp may trong nước nói chung và Xí nghiệp May Điện Bàn nói riêng đã gặp nhiều khó khăn, không có thị trường tiêu thụ, khách hàng chưa có nên xí nghiệp đã hoạt động 1 cách khó khăn trong năm tháng đầu tiên của năm 1991.
    Trước những biến động về tình hình thế giới, thực tế khó khăn trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành may mặc. Xí nghiệp May Điện Bàn đã tìm ra biện pháp mới là thay đổi mẫu mã hàng phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm qua xí nghiệp đã tổ chức sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho 250 lao động, đảm bảo cuộc sống góp phần đóng góp nghĩa vụ ngân sách Nhà nước và tích luỹ xí nghiệp. Đến tháng 10 năm 1999 xí nghiệp được sáp nhập vào Tổng Công ty Dệt may Quảng Nam theo quyết định số 54/1999/QĐ-BCN ngày 20/8/1999 của Bộ Công nghiệp thuộc chi nhánh Tổng Công ty Dệt May Việt Nam tại Đà Nẵng.
    Đến tháng 8/2001 xí nghiệp được bàn giao về Công ty Dệt May Hoà Thọ thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam mọi phương thức hoạt động kinh doanh độc lập và có con dấu riêng tại quyết định số 554/QĐ-TCHC ngày 24/8/2001 của Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
    Trong những năm gần đây hoạt động trong cơ chế thị trường xí nghiệp đã gặp nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, song do sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Vì sự cố gắng nổ lực của cán bộ công nhân viên xí nghiệp may đã tự cứu được mình và từng bước sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sản phẩm hàng may mặc của Xí nghiệp May Điện Bàn đã có uy tín trên thị trường thế giới, với đà phát triển này xí nghiệp đã khẳng định mình trong cơ chế mới. Hiện nay, đồng thời xí nghiệp không ngừng bố trí, sắp xếp đội ngũ lao động trong từng khâu cho công nhân đi vào đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
    Xí nghiệp được đầu tư xây dựng từ tháng 11/1989 với tổng số vốn ban đầu do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm:
    Vốn cố định : 397.962.837 đồng.
    Vốn lưu động : 8.205.306 đồng.
    Năng lực sản xuất : gồm 4 dây chuyền sản xuất.
    Nhà xưởng:
    - Phân xưởng chiếm : 1.584m2.
    - Văn phòng làm việc : 417m2.
    Lao động: 400 người.
    - Lao động trực tiếp : 365 người.
    - Lao động gián tiếp : 35 người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...