Luận Văn Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán và quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả tiền hàng tại Công

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán và quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả tiền hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 1
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ . 2
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3
    1.2.1. Mục tiêu chung . 3
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
    1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
    2.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN . 4
    2.1.1. Khái niệm . 4
    2.1.2. Vai trò, vị trí của hoạt động thanh toán trong quản lý tài chính doanh nghiệp 5
    2.1.3. Nhiệm vụ của hoạt động thanh toán trong quản lý tài chính doanh nghiệp 5
    2.1.4. Các phương thức thanh toán 6
    2.1.5. Phân loại các nghiệp vụ thanh toán 9
    2.1.6. Nguyên tắc chung trong việc tổ chức hạch toán các nghiệp vụ thanh toán 11
    2.1.7. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu tại doanh nghiệp 11
    2.2. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 28
    2.2.1. Khái niệm về quản lý công nợ trong doanh nghiệp . 28
    2.2.2. Ý nghĩa của quản lý công nợ . 28
    2.2.3. Đặc điểm quản lý công nợ . 29
    2.2.3.1. Đặc điểm quản lý công nợ phải thu . 29
    2.2.3.2. Đặc điểm quản lý công nợ phải trả 30
    2.2.4. Nội dung của quản lý công nợ . 31
    2.2.4.1. Quản lý nợ phải thu 31
    2.2.4.2. Quản lý nợ phải trả 32
    2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh toán và quản lý công nợ 33

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    2.2.5.1. Chỉ tiêu phân tích tình hình quản lý công nợ . 33
    2.2.5.2. Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 34
    PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
    3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 36
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 36
    3.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty . 37
    3.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý . 38
    3.1.4. Đặc điểm công tác hạch toán kế toán của công ty . 40
    3.1.5. Hình thức hạch toán kế toán . 42
    3.2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 43
    3.2.1. Tình hình lao động của công ty . 43
    3.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 46
    3.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 49
    3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52
    3.3.1. Phương pháp chung 52
    3.3.2. Phương pháp cụ thể 52
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 53
    4.1. THỰC TRẠNG CÁC LOẠI NỢ PHẢI THU TIỀN HÀNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY. 53
    4.1.1. Thực trạng các khoản nợ phải thu tiền hàng của công ty 53
    4.1.2. Công tác quản lý nợ phải thu của công ty . 62
    4.1.3. Tình hình thu hồi nợ của công ty 66
    4.2. THỰC TRẠNG NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN VÀ QUẢN LÝ NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY .70
    4.2.1. Thực trạng nợ phải trả . 70
    4.2.2. Công tác quản lý nợ phải trả của công ty 79
    4.2.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ phải trả của công ty 80
    4.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TIỀN HÀNG TẠI CÔNG TY .85
    4.3.1. Những ưu điểm 84
    4.3.2. Những hạn chế tồn tại 86
    4.3.3. Đề suất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý nợ phải thu, phải trả tiền hàng tại công ty . 87
    PHẦN V: KẾT LUẬN 89

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90


    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cạnh tranh trong thương mại là tất yếu khách quan mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế tư bản, các cuộc cạnh tranh luôn luôn diễn ra gay gắt và khốc liệt. Ở nước ta, tuy đang trong giai đoạn chuyển hướng theo nền kinh tế thị trường nhưng các cuộc cạnh tranh thương mại đã và đang diễn ra hết sức gay gắt. Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năng động, kinh doanh phải có lãi, nếu không sẽ không thể đứng vững trên thương trường. Một trong số những điều quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó là phải tổ chức tốt các nghiệp vụ kế toán về thanh toán, phân tích tình hình và khả năng thanh toán của chính bản thân doanh nghiệp để từ đó nắm và làm chủ được tình hình tài chính của mình, thông qua đó có những biện pháp tích cực xử lý tình hình công nợ.
    Mặt khác, trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) đã phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế ràng buộc giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với Nhà nước và trong nội bộ doanh nghiệp. Các quan hệ này thể hiện sự hợp tác, đầu tư, giúp đỡ lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống các mối quan hệ càng lớn thì công nợ phát sinh càng nhiều. Nếu doanh nghiệp không giải quyết hài hoà giữa nợ phải thu với nợ phải trả thì có thể dẫn đến tình trạng vốn kinh doanh bị chiếm dụng và gây mất ổn định về tài chính, giảm khả năng thanh toán. Chính vì vậy việc thanh toán và quản lý công nợ là điều kiện cần thiết để đảm bảo ổn định tài chính về khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đồng thời với sự đồng ý của phòng tài chính kế toán công ty, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán và quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả tiền hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 1”.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng các nghiệp vụ hạch toán và quản lý một số loại công nợ của công ty, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán và quản lý công nợ.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh toán và quản lý công nợ trong doanh nghiệp.
    - Đánh giá thực trạng hạch toán các nghiệp vụ và quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả tiền hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 1 trong những năm qua.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả tiền hàng tại công ty.
    1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các nghiệp vụ thanh toán và quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả tiền hàng của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 1.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 1 - số 8, ngõ 121 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.
    + Phạm vi thời gian: Từ ngày 03/01/2007 đến 17/05/2007


    PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


    2.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN
    2.1.1. Khái niệm
    Theo nghĩa chung nhất thì thanh toán là việc dùng tiền đề giải quyết các mối quan hệ về kinh tế, tài chính giữa bên phải trả và bên nhận tiền. Trong đó các mối quan hệ về mua bán, trao đổi đơn thuần không thuộc về quản lý tài chính mà chỉ có các quan hệ về thanh toán bằng cách chấp nhận, từ chối, thưởng phạt về vật chất thông qua mua bán có liên quan đến việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ mới được coi là quan hệ tài chính.
    Hoạt động SXKD của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác và các cơ quan quản lý của Nhà nước, mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp từ quá trình mua sắm các loại vật tư, công cụ dụng cụ (CCDC), tài sản cố định (TSCĐ) đến quá trình thực hiện các kế hoạch sản suất và tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ một mối quan hệ kinh tế lại gắn với một quá trình thanh toán tương ứng. Vì vậy mà quan hệ thanh toán là rất đa dạng. Trong nội dung đề tài này tập trung nghiên cứu hai quan hệ thanh toán sau:
    * Quan hệ thanh toán với nhà cung cấp
    Mối quan hệ này được hình thành khi doanh nghiệp có nhu cầu mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ nó tạo ra các mối quan hệ phải thu, phải trả với các nhà cung ứng. Quan hệ phải thu phát sinh khi doanh nghiệp đã ứng trước tiền hàng cho nhà cung ứng, quan hệ phải trả xảy ra khi doanh nghiệp đã nhận vật tư, hàng hoá nhưng trả tiền chậm theo thoả thuận giữa hai bên. Quan hệ này bắt đầu khi hai bên ký kết hợp đồng kinh tế và kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT, phiếu nhập để thanh toán.

    * Quan hệ thanh toán với khách hàng
    Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp bán vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tài sản thanh lý của mình theo phương thức trả trước, trả tiền ngay hoặc trả chậm. Khi doanh nghiệp có khách hàng chịu sẽ phát sinh nghiệp vụ thanh toán nợ phải thu, khi khách hàng ứng trước sẽ nảy sinh một khoản tiền nợ phải trả.
    2.1.2. Vai trò, vị trí của hoạt động thanh toán trong quản lý tài chính doanh nghiệp
    Hoạt động thanh toán trong các doanh nghiệp là hoạt động hết sức quan trọng bởi nó xuyên suốt quá trình hoạt động của từng đơn vị từ khâu mua NVL, CCDC vào trong quá trình hoạt động sản xuất đến khâu tiêu thụ, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của các công tác tài chính.
    Các doanh nghiệp để hoạt động được thì phải có các yếu tố đầu vào vì vậy nảy sinh quan hệ thanh toán với các nhà cung cấp trong việc mua NVL, CCDC trong quá trình sản xuất nảy sinh mối quan hệ thanh toán với công nhân viên về tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp và các khoản phải trả khác trong nội bộ doanh nghiệp. Khi sản phẩm hoàn thành được cung ứng cho thị trường thì phát sinh quan hệ thanh toán với người mua và các khoản phải nộp Nhà nước.
    Chính vì vậy hoạt động thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SXKD của doanh nghiệp. Bất kỳ một khâu nào của quá trình sản xuất mà công tác thanh toán kém hiệu quả, thực hiện một cách kém hợp lý, kém khoa học sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ quá trình hoạt động SXKD. Do vậy công tác thanh toán một cách khoa học, hợp lý là nội dung quan trọng mà các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý.
    2.1.3. Nhiệm vụ của hoạt động thanh toán trong quản lý tài chính doanh nghiệp
    Như trên ta đã biết hoạt động thanh toán hình thành ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình SXKD và kéo dài tới giai đoạn cuối cùng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình SXKD của doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo, bộ phận kế toán phải lưu tâm, phản ánh khoa học, hợp lý và kịp thời. Hay nói một cách khác nhiệm vụ đặt ra đối với công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán bao gồm:
    - Ghi chép phản ánh kịp thời các khoản nợ phải thu, phải trả với người bán, người mua theo từng con nợ, chủ nợ và khoản nợ.
    - Ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả đối với các khoản vay và cho vay vốn.
    - Ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình thanh toán các khoản tài chính với ngân sách nhà nước.
    - Ghi chép, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ thanh toán nội bộ doanh nghiệp, thanh toán với người lao động, với các đơn vị, tổ chức cấp trên, cấp dưới trong nội bộ
    - Quản lý và đánh giá kịp thời tình hình thực hiện kỹ thuật trong các quan hệ thanh toán với các con nợ, chủ nợ.
    2.1.4. Các phương thức thanh toán
    Thanh toán là điều kiện bắt buộc trong các hợp đồng kinh tế hình thành do sự thoả thuận của hai bên. Tuỳ vào từng điều kiện mà có thể áp dụng một trong các phương thức thanh toán sau:
    a) Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
    Thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua việc nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, không qua nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng.
    Đây là hình thức thanh toán trực tiếp các khoản mua, bán, hợp đồng thông qua việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt. Tiền mặt được dùng có thể là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
    Hình thức thanh toán này thực tế chỉ phù hợp với các loại hình trong giao dịch với số lượng nhỏ, đơn giản bởi đối với các khoản mua bán có giá trị lớn thì việc thanh toán trở nên phức tạp và không đảm bảo an toàn. Hình thức


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình phân tích kinh doanh - NXB Nông nghiệp 2001 - PGS.TS Phạm Thị Mỹ Dung, TS Bùi Bằng Đoàn
    2. Giáo trình kế toán quản trị - TS Bùi Bằng Đoàn - NXB Nông nghiệp
    3. Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp - NXB Thống kê - PGS.TS. Nguyễn Thị Đông
    4. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - TS. Kim Thị Dung
    5. Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường - NXB chính trị quốc gia
    6. Chế độ kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính năm 2006 - Bộ Tài Chính
    7. Kế toán quản trị - NXB Thống kê - Nguyễn Tấn Bình
    8. Các báo cáo tài chính, báo cáo bạch và các tài liệu có liên quan khác thu thập tại công ty
    9. Ngoài ra còn tham khảo một số báo, tạp chí, internet về các vấn đề có liên quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...