Tài liệu Hà Thành Chánh Khí ca

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hà Thành Chánh Khí ca
    Hà Thành Chính Khí ca, tương truyền là của Ba Giai, một nhà thơ châm biếm ở cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam. Đây một thi phẩm dài nhằm ca ngợi sự tuẫn tiết của Tổng đốc Hoàng Diệu, đồng thời phê phán những quan lại phản bội (bỏ chạy hay đầu hàng), khi thành Hà Nội bị thực dân Pháp đánh chiếm lần thứ hai (1882).
    I. Tiểu sử tác giả:
    Ba Giai tên thật là Nguyễn Văn Giai, năm sinh và năm mất không rõ, tuy nhiên theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, thì rất có thể ông sống vào khoảng thời gian dưới triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883).
    Ba Giai, người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận (Hà Nội), là con thứ ba trong gia đình nên có tên gọi là Ba Giai. Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó. Cha mẹ ông đều mất sớm. Năm 18 tuổi, chú bác muốn ông chăn giữ trâu, nhưng ông không thuận, chỉ muốn dùng tài học để lập thân.
    Vì vậy, ông phải đi gánh thuê để có tiền ăn học. Học giỏi, nhưng gặp lúc nước nhà lâm cảnh loạn lạc, nên ông không đi thi.
    II. Hà Thành Chính Khí ca:

    Tổng đốc Hoàng Diệu
    Theo lời truyền tụng trong dân gian và ý kiến của một số nhà nghiên cứu, Ba Giai không chỉ nổi tiếng với các bài thơ châm biếm (đối tượng chính là các quan lại tham nhũng, các người trọc phú) mà ông còn là tác giả của tác phẩm Hà Thành Chính Khí ca (và Hà thành thất thủ ca, Hà Thành hiểu vọng).
    Bài thơ này gồm 140 câu thơ lục bát, được sáng tác ngay sau khi Hà Nội bị quân Pháp xâm chiếm ngày 25 tháng 4 năm 1882.
    Tác phẩm này, ngoài 6 câu đầu dùng để mở luận về chính khí của trời đất, của bậc nghĩa sĩ trung thần và 14 câu kết để người viết hướng về nhà vua, tỏ lòng kỳ vọng, số câu còn lại có thể chia làm hai phần.
    Phần trên ca ngợi gương hy sinh lẫm liệt của Hoàng Diệu, bằng giọng thơ đầy cảm khái và bi tráng; phần dưới tác giả tỏ nỗi căm giận đối với những viên quan đã phản bội, chạy trốn hay đầu hàng, như Đề đốc Lê Trinh, Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, Án sát Tôn Thất Bá .bằng những giọng điệu mỉa mai sâu sắc.
    Bài ca có nguồn gốc truyền miệng, nên giờ đây ‘tam sao thất bổn ” không ít. Không có bút tích của tác giả để đối chiếu, nên người soạn dựa vào hai bản hiện đang có & tương đối khá hoàn chỉnh, đó là :
    1. Bản do Huỳnh Lý soạn, in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920) do nhà xuất bản Văn Học (Hà Nội) ấn hành năm1984.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...