Luận Văn Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng tại Hà Tĩnh (CBRIP - Community Based on Rural Infrastructu

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC:
    I- GIỚI THIỆU 3
    II- NỘI DUNG 4
    1. Mục tiêu 4
    2. Phương pháp tiếp cận 4
    3. Trọng tâm 4
    (1) Xây dựng năng lực 4
    (2)Tăng quyền lực: 5
    4. Nguyên tắc 5
     Các chỉ tiêu đánh giá chính của dự án. 6
    5. Thực hiện 6
    (1) Nâng cao năng lực lập kế hoạch đầu tư, quản lý dự án 6
    (2) Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo 6
    6. Kết quả 8
    7. Thành công của dự án 9
    (1) Tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là những người nghèo 9
    (2) Quản lý và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng có hiệu quả 10
    (3) Tạo việc làm cho người dân, đặc biệt là những người dân nghèo 10
    (4) Hiệu quả xã hội 10
    8. Bình luận & Khuyến nghị 11
    III- KẾT LUẬN 12



    I- GIỚI THIỆU


    Nông nghiệp - nông dân - nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển.
    Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, lấy nông dân là vị trí then chốt trong mọi sự thay đổi cần thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng tam nông phát triển.
    Xuất phát từ bối cảnh trên và nằm trong chiến lược của Chính phủ, ngày 6 tháng 11 năm 2001, dự án "Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng" (CBRIP - Community Based on Rural Infrastructure Projects) đã được ký bản hiệp định tín dụng phát triển giữa Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) với Chính phủ Việt Nam.
    Dự án CBRIP được thực hiện tại 13 tỉnh miền Trung trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh dự án được triển khai trên địa bàn 88 xã nghèo thuộc 8 huyện và 1 thành phố (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân, Lộc Hà và TP Hà Tĩnh) với thời gian thực hiện 9 năm (2001-2009) với tổng kinh phí thực hiện khoảng 17,211 triệu USD (tương đương 300 tỷ đồng) trong đó nhiều nhất là vốn của Ngân hàng Thế giới, còn lại khoảng 1/4 đóng góp của người dân hưởng lợi chủ yếu bằng công lao động.
    II- NỘI DUNG
    1. Mục tiêu
    Dựa án thực hiện ba mục tiêu lớn như:
    - Tăng cường năng lực của những xã nghèo về phân cấp quản lý, lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng và quản lý các hoạt động phát triển;
    - Xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, dựa trên cơ sở cộng đồng tại những xã này;
    - Tạo thu nhập trực tiếp cho người nghèo bằng cách tạo công ăn việc làm cho họ thông qua việc thuê nhân công làm công trình xây dựng.
    2. Phương pháp tiếp cận
    Sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên.
    Với phương pháp tiếp cận này, người dân thụ hưởng tại địa phương được tạo cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định cũng như triển khai các dự án phát triển tại địa phương mình.
    3. Trọng tâm
    (1) Xây dựng năng lực
    Dự án đã xây dựng một quy trình chuẩn hóa nhằm hướng dẫn người dân địa phương cách thức tham gia vào quá trình ra quyết định. Quy trình này dựng một số diễn đàn cho người dân cùng tham gia, như tổ chức các cuộc họp tham vấn địa phưởng để cùng nhau xác định và lựa chọn cơ sở hạ tầng cần thiết mà Dự án cần tài trợ. Các tuyên truyền viên tại cộng đồng được huy động nhằm hỗ trợ người dân địa phương tự đưa ra các quyết định phát triển tại địa phương mình với ngân sách đã được phân bổ và công khai.
    Người dân thụ hưởng được đào tạo các kỹ năng xác định các cơ sở hạ tầng cần thiết cũng như kỹ năng giám sát chất lượng các dự án phát triển quy mô nhỏ tại địa phương. Lần đầu tiên, lãnh đạo cấp xã được chỉ định là đơn vị triển khai các dự án phát triển của địa phương mình. Đồng thời, các hoạt động xây dựng năng lực được triển khai nhằm đảm bảo các cấp liên quan có đủ khả năng quản trị các vấn đề khác nhau trong quá trình triển khai dự án, bao gồm quản trị tài chính, quản trị mua sắm và quản trị chất lượng theo các yêu cầu cơ bản mà Ngân hàng Thế giới có thể chấp nhận.
    (2)Tăng quyền lực:
    Sau khi được tập huấn, đào tạo các kỹ năng cần thiết thì người dân được tham gia vào qua trình ra quyết định, nêu nguyện vọng, các nhu cầu của mình, các mục tiêu của dự án, Từ đó xã sẽ căn cứ vào đó để xác định mục tiêu, mức độ phân bổ tài chính, lựa chọn các tiểu dự án, lựa chọn các nhà thầu, giám sát và thanh toán, . thông qua các cuộc họp dân. Xã được làm chủ đầu tư, được trao quyền làm chủ các dự án với sự tham gia đóng góp ý kiến của dân. Tất cả các dự án hạ tầng cơ sở dựa trên những nhu cầu lợi ích của dân.
    4. Nguyên tắc
    - Trao quyền cho người dân địa phương. Dự án phát huy sự tham gia của người dân trong việc lập kế hoạch, lựa chọn cơ sở hạ tầng, giám sát, đánh giá, duy tu, bảo dưỡng công trình. Xã được làm chủ đầu tư.
    - Lấy xây dựng cơ sở hạ tầng là trọng tâm: Trong tâm của dự án này là xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, dựa trên nhu cầu của người dân.
    - Đặt mục tiêu vào người dân địa phương: Dự án được thiết kế hướng tới những người hưởng lợi ở địa phương, trong đó có phụ nữ và người nghèo.
    - Tính bền vững. Dự án nhấn mạnh vào nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cho cộng đồng và cho người dân trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án.
     Các chỉ tiêu đánh giá chính của dự án.
    ã Mức độ tham gia của các đối tượng trong việc lập kế hoạch và lựa chọn cơ sở hạ tầng;
    ã Số lượng công trình dân dụng ký hợp đồng với các xã và áp dụng đấu thầu cạnh tranh
    ã Số lượng các hộ được tiếp cận với cơ sở hạ tầng thiết yếu;
    ã Số lượng các nhóm duy tu bảo dưỡng được thành lập
    ã Mức độ cải thiện mức sống theo ý kiến người hưởng lợi
    Số lượng ngày công người dân tham gia lao động xây dựng dự án địa phương và số tiền mà họ kiếm được.
    5. Thực hiện
    (1) Nâng cao năng lực lập kế hoạch đầu tư, quản lý dự án
    - Thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền cho người dân hưởng lợi về những quy định của dự án.
    - Tổ chức 5 cuộc tập huấn về xây dựng cơ bản, chính sách môi trường, đền bù tái định cư và hành động dân tộc thiểu số, tài chính kế toán, thủ tục giải ngân, giám sát cộng đồng và nhóm duy tu bao dưỡng công trình cho 5 xã mới bổ sung dự án và tập huấn lại cho cán bộ các xã còn yếu, gồm 256 lượt người tham gia.
    (2) Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo
    Thực hiện công tác xây dựng cơ bản đạt theo đúng yêu cầu đề ra, các công trình phát huy tác dụng tốt. Số công trình đã nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng là 102 công trình, đã quyết toán xong 84 công trình. Tổng số công trình đã ký hợp đồng cung cấp vốn là 283 tiểu dự án.
    Tổng số vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở trong dự án chiếm khoảng 80% đầu tư trực tiếp cho các xã và dùng cho các công trình thuộc cấp xã. Như vậy, Xã được giao là "Chủ dự án" của tất cả các công trình được thực hiện tại xã. Số vốn còn lại (20%) sẽ đầu tư cho các công trình cấp huyện. Đặc biệt là quyền quyết định và trách nhiệm liên quan đến việc lập kế hoạch xã được thông báo một lần toàn bộ nguồn vốn được hưởng để phân bổ theo mục tiêu do dân lựa chọn và tổ chức thực hiện trong thời gian 3 năm, thực hiện và quản lý các công trình cấp xã sẽ thuộc về những xã đó quyết định như: Mức độ phân bổ tài chính, lựa chọn các tiểu dự án cấp xã thuộc tách nhiệm của Ban quản lý dự án cấp xã, xã sẽ lựa chọn các nhà thầu, giám sát và thanh toán, .
    Trong dự án CBRIP, có ít nhất 80% hộ gia đình tham gia vào các cuộc họp thôn, nhìn chung phần lớn dân cư trong khu vực dự án triển khai đã nắm được những thông tin cơ bản về dự án như tên dự án, các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở đầu tư, nắm được trách nhiệm tham gia của người dân, thậm chí nắm được những thông tin sâu như các ưu tiên của dự án đối với đối tượng, thông tin về quản lý cộng đồng, quyền và nghĩa vụ duy tu bảo dưỡng công trình, thông tin về các chính sách dự án. Nhờ đó, sự tham gia của cộng đồng dân cư khá mạnh ngay từ giai đoạn đầu.
     
Đang tải...