Tài liệu Hà Nội – Nơi khởi đầu Cách mạng Tháng Tám

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hà Nội – Nơi khởi đầu Cách mạng Tháng Tám


    Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là một thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta. Tuy nhiên, vào thời điểm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến cuối năm 1946, cách mạng nước ta đứng trước những khó khăn chồng chất, những thử thách nghiêm trọng. Vận mệnh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như “ngàn cân treo sợi tóc”.
    Hà Nội – Nơi khởi đầu Cách mạng Tháng TámTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

    Trong tình thế hiểm nghèo của đất nước, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng ta đã sáng suốt phân tích tình hình, đánh giá đúng âm mưu, hành động và khả năng của các thế lực đế quốc, xác định đường lối kháng chiến kiến quốc - vừa kháng chiến chống xâm lược, vừa xây dựng chế độ mới. Trước âm mưu, thủ đoạn xâm lược, can thiệp trắng trợn của bọn đế quốc và tương quan lực lượng bất lợi cho ta, chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà, Đảng ta đã thực hiện sách lược hòa hoãn. Với Tưởng Giới Thạch, chúng ta thực hiện sách lược “Hoa - Việt thân thiện”. Với thực dân Pháp là kẻ thù chính, chúng ta ký Hiệp định sơ bộ (ngày 6-3-1946) và Tạm ước (ngày 14-9-1946). Thực hiện thành công sách lược đúng đắn đó, chúng ta đã giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, đuổi quân Tưởng cùng bọn tay sai về nước, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nhưng thực dân Pháp hiếu chiến với dã tâm muốn đặt ách thống trị của chúng trên đất nước ta một lần nữa, trắng trợn xóa bỏ các hòa ước đã ký kết, gây ra các vụ xung đột đẫm máu và đưa ra các yêu sách ngang ngược, thực chất là tối hậu thư, đòi Chính phủ và nhân dân ta hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện.
    Đảng ta nhận định, không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh ta và ta nhất định phải đánh Pháp. Cho nên mọi việc chuẩn bị phải được tiến hành tích cực, kịp thời và chu đáo. Đầu tháng 11-1946, Hồ Chủ Tịch viết bài “Công việc khẩn cấp bây giờ” đặt nền móng tư tưởng chỉ đạo đường lối kháng chiến trong cả nước.
    Từ cuối tháng 11, giặc Pháp càng lộ rõ thái độ hiếu chiến. Sau một thời gian ngắn ngừng bắn theo tinh thần Bản tạm ước 14-9, giặc Pháp nổ súng trở lại trên các chiến trường miền Nam. Với tinh thần cảnh giác cao, tích cực tranh thủ thời gian để củng cố và phát triển lực lượng, quân dân miền Nam đánh trả địch những đòn đích đáng. Ở ngoài Bắc, giặc Pháp dùng hải, lục, không quân đánh phá Hải Phòng, cướp thuế quan và nổ súng chiếm đóng thị xã Lạng Sơn. Tội ác của thực dân Pháp càng khơi sâu lòng căm thù giặc của dân ta. Quân dân Hải Phòng, Lạng Sơn đứng dậy đấu tranh anh dũng bảo vệ quê hương thân yêu của mình. Những cuộc xung đột vũ trang lẻ tẻ ở các địa phương báo hiệu nguy cơ chiến tranh đang tới gần. Nghe theo lời của Hồ Chủ tịch, toàn dân hăng hái chuẩn bị kháng chiến và sẵn sàng đợi lệnh.
    Bộ đội và dân quân tự vệ ngày đêm luyện tập, ra sức nâng cao trình độ chiến đấu. Cả nước được xây dựng thành 12 chiến khu. Các phương án tác chiến được đề ra. Kế hoạch phá đường xá, cầu cống, làm “vườn không nhà trống” được chuẩn bị để ngăn địch. Vùng núi Việt Bắc được củng cố làm căn cứ địa vững chắc cho cuộc kháng chiến lâu dài. Máy móc của nhiều xí nghiệp được tháo gỡ, chuyển từ các thành phố về các chiến khu, xây dựng những xưởng quân giới. Quân và dân Thủ đô Hà Nội được giao nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng; khi chiến tranh nổ ra, phải chiến đấu giam chân địch một thời gian, tạo điều kiện cho hậu phương hoàn thành công việc chuẩn bị và tổ chức lực lượng đi vào thời chiến.
    Đầu tháng 12, giặc Pháp càng khiêu khích trắng trợn. Ở Hà Nội hầu như không có ngày nào là không xảy ra những vụ bắn phá, giết người, cướp của. Nghiêm trọng nhất là vụ chúng cho lính đến phá phách Phòng thông tin Tràng Tiền trong suốt 3 ngày liền từ mùng 2 đến mùng 4. Chiều mùng 7 chúng chiếm đóng nhà Ngân hàng Pháp – Hoa. Xe tăng, xe bọc thép chở lính Pháp ngược xuôi khắp đường phố, cán chết người đi đường, húc đổ nhà cửa. Đồng bào vô cùng căm phẫn nhưng đã thực hiện đúng lời Hồ Chủ tịch căn dặn phải bình tĩnh, sáng suốt, không mắc vào âm mưu khiêu khích của địch.
    Nhân dân Thủ đô khẩn trương chuẩn bị cho cuộc chiến đấu. Cụ già, em nhỏ được hướng dẫn tản cư ra ngoài thành phố. Thanh niên nam - nữ được tổ chức thành những đơn vị tự vệ. Hà Nội biến thành một chiến lũy kiến cố. Ụ chiến đấu mọc lên khắp nơi, đồ đạc trong nhà đem xếp ra đường thành những chướng ngại vật đồ sộ, đường giao thông phục vụ chiến đấu được xuyên qua tường các nhà trong phố.
    Chiều 16 và sáng 17, giặc Pháp gây vụ thảm sát ở phố Yên Ninh – Hàng Bún, hàng chục đồng bào ta bị giết, nhà cửa bị đốt phá tan hoang.
    Ngày 18 và 19/12/1946, hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung ương Đảng họp khẩn cấp ở Vạn Phúc, Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối kháng chiến lâu dài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...