Tài liệu Góp ý kiến sửa đổi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iải quyết khiếu nại và giải quyết vụ án hành chính là những phương thức khác
    nhau được nhà nước sử dụng để giải quyết các tranh chấp hành chính. Mỗi cách giải quyết có những ưu, nhược điểm riêng. Giải quyết khiếu nại được thực hiện bởi cơ quan hành chính - cơ quan có chức năng quản lí hành chính nhà nước với những điều kiện thuận lợi về sự am hiểu các quy định làm cơ sở cho các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) bị khiếu nại, về số lượng và chất lượng các thông tin trong lĩnh vực quản lí liên quan đến QĐHC và HVHC bị khiếu nại nên việc giải quyết khiếu nại có thể nhanh chóng, chính xác. Đây cũng là cách để cơ quan hành chính có cơ hội tự sửa chữa những sai sót của mình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lí và thu phục lòng dân. Tuy nhiên, việc thừa nhận sai lầm của mình, của cán bộ thuộc quyền, của cấp dưới không phải là vấn đề dễ dàng. Trong khi đó, toà án là cơ quan độc lập với cơ quan hành chính nên có thể khách quan, vô tư khi phán xét các QĐHC, HVHC bị khiếu kiện nhưng sự hiểu biết của toà án về các vấn đề quản lí hành chính có liên quan rõ ràng là không bằng chính cơ quan hành chính. Sự tồn tại hai phương thức giải quyết tranh chấp này có giá trị bổ khuyết cho nhau. Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện các





    quy định của pháp luật về từng phương thức giải quyết tranh chấp và chú ý mối tương quan giữa chúng. Một số vấn đề được bàn đến sau đây cũng để góp phần đạt tới mục đích chung đó.
    1. Đối tượng khiếu kiện
    Pháp luật hiện hành quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với các QĐHC, HVHC sau khi đã khiếu nại lần đầu nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; các quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống đã khiếu nại lần đầu nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại. Như vậy, đối tượng khiếu kiện bị giới hạn bởi đối tượng khiếu nại.
    Đối tượng khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi tắt là Luật) “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp





    pháp của mình.
    Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỉ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Đối tượng khiếu nại được xác định như vậy là quá hẹp, chưa bao quát hết các QĐHC, HVHC trong quản lí. Cụ thể, đối tượng khiếu nại cần được mở rộng thêm:
    - Các QĐHC, HVHC trong lĩnh vực tư pháp; các QĐHC, HVHC trong quản lí hành chính nhà nước của các chủ thể ngoài cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.(1)
    - Các QĐHC, HVHC bất hợp lí mà việc thực hiện chúng gây tổn hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.(2)
    - Nếu xét theo nội dung khoản 1 Điều 1 của Luật thì công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại tất cả các QĐHC cá biệt, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng QĐHC, HVHC đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đối chiếu quy định này với những quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại từ Điều 19 đến Điều 26 của Luật thì có những QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước nếu trái pháp luật thì những người có quyền, lợi ích bị xâm phạm không thể thực hiện được quyền khiếu nại vì không có cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết những khiếu nại đó, bao gồm;
    + QĐHC, HVHC của uỷ ban nhân dân các cấp: các điều 19, 20, 23 Luật quy định chủ tịch uỷ ban nhân dân có quyền giải



    quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của mình; giải quyết khiếu nại mà chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp dưới, thủ trưởng cơ quan thuộc ủy ban nhân dân cấp mình đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. Pháp luật hiện hành quy định ủy ban nhân dân có quyền ban hành quyết định, chỉ thị. Mặc dù những văn bản này do chủ tịch ủy ban nhân dân kí nhưng đó là quyết định hành chính của ủy ban nhân dân, không phải là quyết định hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân. Vì vậy không thể xếp chúng vào nhóm “quyết định hành chính của mình” thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại của chủ tịch ủy ban nhân dân.
    + QĐHC, HVHC của người đứng đầu tổ chức của trung ương đặt tại địa phương và của cán bộ, công chức do họ quản lí trực tiếp: trong cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ có thể có tổng cục “Tổng cục được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước chuyên ngành lớn, phức tạp không phân cấp cho địa phương, do bộ trực tiếp phụ trách và theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương trong phạm vi toàn quốc” (khoản 1 Điều 20 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ). Cơ cấu tổ chức của tổng cục gồm: cơ quan tổng cục và cục ở cấp tỉnh, chi cục ở cấp huyện (nếu có) (khoản 3 Điều 20 Nghị định số 86/2002/NĐ- CP nói trên). Do tính chất quan trọng, phức tạp của chuyên ngành quản lí nên không phân cấp cho địa phương, các cục, chi cục không phải là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân mà được gọi là các tổ chức của



    trung ương đặt tại địa phương. Như vậy, người đứng đầu tổ chức của trung ương đặt tại địa phương không phải là giám đốc sở và cấp tương đương thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay thủ trưởng cơ quan thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện. Luật cũng không quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người đứng đầu tổ chức của trung ương đặt tại địa phương nên không ai có quyền giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của người đứng đầu tổ chức này và của cán bộ, công chức do họ trực tiếp quản lí.
    Quyền khiếu nại là quyền dùng để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp khác nên phạm vi đối tượng khiếu nại hẹp hơn phạm vi QĐHC, HVHC trong thực tiễn quản lí. Điều này đồng nghĩa với việc công dân, cơ quan, tổ chức trong nhiều trường hợp không có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị QĐHC, HVHC xâm phạm.
    So với đối tượng khiếu nại, đối tượng khiếu kiện còn hẹp hơn. Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh), toà án có quyền xét xử đối với 10 nhóm quyết định hành chính, hành vi hành chính (nhóm 10 là các khiếu kiện khác theo quy
    định của pháp luật).(3) Đây là những QĐHC,
    HVHC trong những lĩnh vực quản lí có tính phức tạp, phổ biến và tương đối quan trọng trong thực tiễn hiện nay. Điều đó có nghĩa là có nhiều tranh chấp hành chính chỉ được giải quyết bằng con đường khiếu nại. Nếu thừa nhận tính độc lập, khả năng vô tư của toà án trong giải quyết các tranh chấp hành chính là những ưu việt của giải quyết tranh chấp bằng



    con đường tố tụng hành chính thì việc quy định một phạm vi hẹp những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án chỉ hợp lí trong điều kiện đội ngũ thẩm phán hành chính còn thiếu, kĩ năng xét xử các vụ án hành chính chưa thuần thục, khởi kiện vụ án hành chính tại toà án chưa trở thành thói quen trong nhân dân khi các quyền và lợi ích bị QĐHC, HVHC xâm phạm. Cùng với thời gian, phạm vi đối tượng khiếu kiện cần được mở rộng tương ứng với phạm vi đối tượng khiếu nại.
    2. Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...