Luận Văn Góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005: Những vấ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp trường đại học Ngoại thương khóa 47 năm 2012

    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kể từ khi Nhà nước cho phép hình thành chế độ sở hữu tư nhân thì đã xuất hiện thêm rất nhiều các loại hình doanh nghiệp mới. Việc Luật doanh nghiệp 2005 ra đời thay thế cho Luật doanh nghiệp 1999 đã quy định chi tiết hơn về các loại hình doanh nghiệp cũng như về việc thành lập doanh nghiệp. Điều này tạo ra một khung pháp luật phù hợp hơn, hoàn thiện hơn nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
    Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thành lập doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là việc góp vốn thành lập doanh nghiệp đã có không ít những vấn đề thực tiễn phát sinh. Một doanh nghiệp để được thành lập và hoạt động cần phải có tài sản và các tài sản này là do các thành viên của doanh nghiệp góp vào. Do đó, việc góp vốn có thể coi là một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất để thành lập doanh nghiệp và là cơ sở cho những hoạt động sau này của doanh nghiệp. Chính vì lý do trên mà pháp luật Việt Nam cũng đã rất chú trọng vấn đề này và đưa ra những quy định chi tiết nhằm hướng dẫn các chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp cũng như quy định về tài sản góp vốn. Nhưng trên thực tế, rất nhiều tranh chấp phát sinh do Luật không quy định rõ, lợi dụng kẽ hở của luật hoặc do sự thiếu hiểu biết về luật của chủ thể tham gia góp vốn. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Để trả lời câu hỏi đặt ra cần có sự nghiên cứu cụ thể về vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp.
    Đó là lý do mà vấn đề “Góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005: Những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ” được chọn làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp này.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp, góp vốn thành lập doanh nghiệp và nghiên cứu những quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 về góp vốn thành lập doanh nghiệp, đề tài chỉ ra những bất cập cùng những vấn đề đặt ra trong việc thực thi Luật này trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn có liên quan về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp.
    Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được thành lập dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau như công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH MTV, công ty cổ phần, Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình công ty này có nhiều điểm không giống nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn ở việc đi sâu phân tích những vấn đề về việc góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để đưa ra nhận định, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp đọc và phân tích văn bản luật.
    5. Kết cấu của đề tài.
    Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp và góp vốn thành lập doanh nghiệp.
    Chương 2: Những quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
    Chương 3: Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp và giải pháp tháo gỡ.



    MỤC LỤC

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP, THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP . 3
    1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp . 3
    1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp 3
    1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp . 4
    1.1.3. Phân loại doanh nghiệp . 5
    1.2. Thành lập doanh nghiệp 7
    1.2.1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp 8
    1.2.2. Những quy định về cơ cấu, tổ chức của các loại hình doanh nghiệp . 13
    1.2.3. Quy định về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể doanh nghiệp . 16
    1.3. Góp vốn thành lập doanh nghiệp 19
    1.3.1. Điều kiện góp vốn thành lập doanh nghiệp . 20
    1.3.2. Tỷ lệ góp vốn thành lập doanh nghiệp . 23
    1.3.3. Hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp . 24
    1.3.4. Nguyên tắc và thủ tục góp vốn 25
    CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆPVIỆT NAM NĂM 2005 . 28
    2.1. Những quy định chung đối với mọi doanh nghiệp . 28
    2.1.1. Về loại tài sản được phép góp vốn: . 28
    2.1.2. Định giá tài sản góp vốn . 30
    2.1.3. Thủ tục góp vốn . 31
    2.1.4. Các hành vi bị cấm khi góp vốn thành lập doanh nghiệp 32
    2.1.5. Chủ thể tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp . 33
    2.2. Những quy định riêng cho từng loại hình doanh nghiệp 36
    2.2.1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 36
    2.2.2. Đối với công ty hợp danh . 42
    2.2.3. Đối với công ty cổ phần 46
    CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2005 LIÊN QUAN ĐẾN GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ . 51
    3.1. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi LDN năm 2005 liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp 51
    3.1.1. Những bất cập trong các quy định liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp 51
    3.1.2. Những khó khăn trong quá trình thực thi Luật doanh nghiệp năm 2005 liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp . 54
    3.2. Các giải pháp tháo gỡ . 60
    3.2.1. Cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Luật doanh nghiệp năm 2005 nhằm loại bỏ bất cập trong các quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp . 60
    3.2.2. LDN Việt Nam năm 2005 cần quy định các chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm về góp vốn thành lập doanh nghiệp nhằm loại bỏ khó khăn khi áp dụng LDN 2005 trong thời gian tới 66
    3.2.3. Một số giải pháp khác . 67
    KẾT LUẬN 72
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
    PHỤ LỤC . 76
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...