Luận Văn Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐÀU 1


    1. Lí do chọn đề tài .1


    2. Mục đích nghiên cứu .2


    3. Phạm vi nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu 3


    5. Cấu trúc luận văn 3


    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 4


    1.1 Giói thiệu chung về quyền sở hữu trí tuệ 4


    1.1.1 Khái niệm chung về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ 4


    1.1.2 Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ .4


    1.2 Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ .6


    1.3 Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo pháp Luật Việt Nam 8


    1.4 Thuộc tính và đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ 9


    1.4.1 Thuộc tính của quyền sở hữu trí tuệ 9


    1.4.2 Đặc điểm của quyển sở hữu trí tuệ .12


    1.5 Tính đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp. 13


    1.6 Giá trị của quyền sở hữu trí tuệ so với các quyền tài sản khác .13


    CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GÓP VỐN THÀNH LẶP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 16


    2.1 Khái niệm và nguồn luật điều chỉnh của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ .16


    2.1.1 Khái niệm .17


    2.1.2 Hệ thống các văn bản luật điểu chỉnh cửa việc góp vắn .18


    2.1.2.1 Pháp luật quốc gia .19


    2.1.2.2 Điều ước quốc tế .21


    2.2 Các nguyên tắc của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 23


    2.3 Điều kiện để quyền sở hữu trí tuệ được góp vốn thành lập doanh nghiệp 26


    2.3.1 Điều kiện về chủ sở hữu .27


    2.3.2 Điều kiện về thời gian 32


    2.3.3 Điều kiện về không gian .38


    2.4 Thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 40


    2.4.1 Các phương pháp đinh giá tài sản góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 41


    2.4.2 Đánh giá .42


    2.4.3 Chuyển quyển sở hữu tài sản .44

    BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 47


    3.1 Thực trạng của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.47


    3.1.1 Trước khi ban hành Nghị định 102/2010/NĐ-CP .48


    3.1.2 Sau khi ban hành nghị đánh 102/2010/NĐ- CP .50


    3.2 Đề xuất những giải phù hợp với tình hình hiện nay .51


    KẾT LUẬN VẤN ĐỀ 55

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài


    Trí tuệ con người là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo, bằng tư duy sáng tạo của mình con người đã sản sinh ra biết bao sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của đời sống xã hội. Qua các giai đoạn lịch sử phát triển của nhân loại cùng với các tài sản hữu hình thông thường khác tài sản trí tuệ trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất - kinh doanh, các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội quyết định tới sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sở hữu trí tuệ là một công cụ đắc lực đối với việc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Thực tiễn cho thấy, nhiều công ty và doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác hiệu quả các tài sản trí tuệ. Đối với các doanh nghiệp nước ta quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thì quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản có giá trị to lớn đóng vai trò then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp trên thương trường. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ góp phần thúc đẩy sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khuy ếch trương hình ảnh và đem lại lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.


    Khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định thì vốn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng sở hữu trí tuệ một là cơ sở để phát triển tri thức nhân loại được đặt ra như một tất yếu nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng, bình đẳng đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sở hữu. Trong thời gian gần đây, quyền sở hữu trí tuệ và thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trở thành vốn đề mang tính thời sự thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức, các cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp. Hiện nay, càng có nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm tìm hiểu về pháp luật sở hữu trí tuệ nhất là các đối tượng được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Luật SHTT năm 2009) vì giá trị của tài sản sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích về nhiều phương diện. Chính vì lẽ đó, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm một cách sâu sắc và mong muốn sở hữu. Vì thế, khi các quyền tài sản hữu hình khác được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp thì quyền sở hữu trí tuệ cũng có những chế định quy định về vốn đề này. Mặc dù là loại tài sản vô hình nhưng quyền sở hữu trí tuệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp mà các quyền tài sản khác không có được. Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu bước ngoặc cho vốn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, song vốn đề này chưa được thực thi rộng rãi vì chưa được hướng dẫn cụ thể và nhiều điểm chưa nhất quán với các văn bản pháp luật khác nên việc thực hiện góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ chưa thực hiện một cách đồng bộ và còn nhiều lúng túng. Sự ra đời của Nghị định 102/2011/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của chính phủ như một làn gió mới đầu tiên quy định cụ thể hơn về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng các tài sản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.


    Đe tìm hiểu các quy định của Việt Nam về trình tự góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, khắc phục những hạn chế hướng tới hoàn thiện các quy định về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ người viết chọn đề tài: “quy chế pháp lý của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ” làm đề tài luận văn của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Người viết nghiên cứu đề tài này với mục đích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, bên canh đó nhằm để hệ thống và tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó người viết đưa ra những đánh giá chung về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời đề tài cũng làm rõ những mặt được, mặt hạn chế, bất cập trong thực tiễn và đưa ra những giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật về vốn đề này.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn người viết chỉ xoay quanh những vốn đề về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan để hoàn thành đề tài “góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ”.

    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phân tích, tổng hợp, so sánh, liệt kê và phương pháp lịch sử để thực hiện việc nghiên cứu đề tài.


    5. Cấu trúc luận văn.


    Luận văn được trình bày bao gồm những phần sau:


    - Mục lục.


    - Lời nói đàu.


    - Chương 1: Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ.


    - Chương 2: Cơ sở pháp lý của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.


    - Chương 3: Thực trạng của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.


    - Kết luận.


    - Danh mục tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...